kiểm tra giữa hk 2 gdcd 8
kiểm tra giữa hk 2 gdcd 8
Khối lớp: 8
Danh mục: GDCD 6-7-8

UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI

 

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Môn Giáo dục công dân 8

 

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

Giáo dục

kĩ năng sống

1. Xác định mục tiêu cá nhân.

4 Câu

 

 

 

 

 

 

 

4Câu

 

1

2. Phòng chống bạo lực gia đình.

4 Câu

 

 

1 Câu

 

 

 

 

4 Câu

1 Câu

4

2

 

Giáo dụckinh tế

 

1. Lập kế hoạch chi tiêu

 

4 Câu

 

 

 

 

 

 

1/2 Câu

 

1/2 Câu

4 Câu

1 Câu

5

Tổng

12

 

 

1

 

1/2

 

1/2

12

2

10

Tỉ lệ%

30

30

30

10

30

70

Tỉ lệ chung

60

40

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: GDCD 8

 

 

TT

 

Mạch nội dung

 

Nội dung

 

Mức độ cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục

kĩ năng sống

1. Xác định mục tiêu cá nhân.

Nhận biết:

-Nêuđược thế nào là mục tiêu cá nhân.

- Liệt kê được các loại mục tiêu cá nhân.

 

4TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phòng chống bạo lực gia đình.

Nhận biết:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạolựcgia đình

Thông hiểu:

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình

 

4TN

 

 

 

 

1 TL

 

 

2

 

Giáo dụckinh tế

 

1. Lập kế hoạch chi tiêu

 

Nhận biết:

Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

Vận dụng:

- Lập được kế hoạch chi tiêu.

- Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

Vận dụng cao:

Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân

 

4 TN

 

 

 

 

 

1/2 TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/2 TL

Tổng

 

12 TN

1TL

1/2 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

 

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

UBND HUYỆN  MỎ CÀY BẮC    

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI                     

Họ, tên học sinh :……………………...                         

Lớp :………….                                             

                                                                                                                                                       MĐ 1

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Năm học: 2023 - 2024

Môn: GDCD - Lớp 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm toàn bài

 

 

Điểm tự luận

Điểm trắc nghiệm

 

Lời phê

 

 

 

 

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

* Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới:

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Xét theo tiêu chí thời gian, mục tiêu có cá nhân có thể chia thành 2 loại, gồm:

A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.

B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.

D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Chúng ta chỉ cần đặt ra mục tiêu, không cần lập kế hoạch hành động.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Chỉ những người nghèo khó, kém cỏi mới cần xác định mục tiêu cá nhân.

D. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Thực tế.

B. Cụ thể.

C. Khả thi.

D. Mơ hồ.

Câu 4: Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.

B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.

C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.

D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Câu 5: Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực kinh tế.

C. Bạo lực tinh thần.

D. Bạo lực tình dục.

Câu 6: Mỗi khi say rượu, ông T thường đánh đập và chửi mắng, lăng mạ vợ con.

Câu hỏi: Theo em, ông T đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

A. Thể chất và tinh thần

B. Tình dục và kinh tế.

C. Kinh tế và tinh thần.

D. Thể chất và kinh tế.

Câu 7:  Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình.

B. Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời.

C. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình.

D. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Câu 8: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn.

B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương.

C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.

B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.

C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 10:  Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.

C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 11: Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

Câu 12.  Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

--- Hết ---

 

 

 

II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm)   -  Thời gian làm bài  30 phút

Câu 1. ( 3.0 điểm):

Em hãy cho biết vì sao phải phòng chống bạo lực gia đình? đề xuất một số kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình?

Câu 2. (4.0 điểm). Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn Y khuyên bạn X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng bạn X gạt đi và cho rằng mình đã có kế hoạch chi tiêu hợp lí và chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.

Hỏi:

a/ Em hãy nhận xét kế hoạch chi tiêu của bạn X?.

b/ Nếu em là bạn của X, em sẽ là gì?

--- Hết ---

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                  HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra, giữa kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 8

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

B

B

D

C

B

A

D

A

C

A

A

C

         

 

II - PHẦN TỰ LUẬN : 7.0 điểm

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

a/  Vì:

- Để lại nổi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Cá nhân tổn thương về tâm lí, cơ thể, tính mạng.

- Gia đình bị rạn nức, đổ vở.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

b/ Một số kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình

- Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

- Trong khi xảy ra bạo lực:

+ Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.

+ Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

+ Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

- Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị cà tìm cách hàn gắn mối qua hệ giữa các thành viên trong gia đình.

1.5

 

 

 

 

 

1.5

2

a/  Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X chưa hợp lí, không có kế hoạch.

-   Vì: cách chi tiêu của anh X quá lãng phí, không khoa học, không đúng mục đích, nguy hiểm, có thể dẫn đến trắng tay hoặc nợ nần.

b/  Nếu em là bạn của X, em sẽ khuyên bạn X như sau:

-    Bạn nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn.

-   Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm và cần thực hiện tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn.

 

3.0

 

 

1.0

 

    UBND HUYỆN  MỎ CÀY BẮC    

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI                     

Họ, tên học sinh :……………………...                         

Lớp :………….                                             

                                                                                                                                                        MĐ 2

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Năm học 2023 - 2024

Môn: GDCD - Lớp 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm toàn bài

 

 

Điểm tự luận

Điểm trắc nghiệm

 

Lời phê

 

 

 

 

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

* Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới:

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Lĩnh vực thực hiện.

B. Khả năng thực hiện.

C. Năng lực thực hiện.

D. Thời gian thực hiện.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Mục tiêu của mỗi cá nhân phải được chính cá nhân đó xác định.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

D. Đặt ra mục tiêu là chưa đủ, cần lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu.

Câu 3: Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.

B. Phi thực tế.

C. Thiếu tính khả thi.

D. Không đo lường được.

Câu 4: Nhân vật nào dưới đây chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?

A. Bạn P muốn tiết kiệm 200.00 đồng trong 3 tháng để mua quà tặng mẹ.

B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.

C. Đầu năm học lớp 8, A quyết tâm học tập để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

D. Bạn Y quyết tâm giảm 2kg trong vòng 1 tháng để cơ thể thon gọn hơn.

Câu 5: Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tình dục.

Câu 6: Do ghen tuông vô cớ, anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ vợ; thậm chí, anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện nào?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực kinh tế.

C. Bạo lực tinh thần.

D. Bạo lực tình dục.

Câu 7:  Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình

A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ.

B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.

C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội.

Câu 8: Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 12: Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM) -  Thời gian làm bài  30 phút

Câu 1. ( 3.0 điểm):

Em hãy cho biết vì sao phải phòng chống bạo lực gia đình? đề xuất một số kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình?

Câu 2 (4.0 điểm).

Thu nhập của anh H khá cao, nhưng hết tháng lại hết tiền. Thậm chí nhiều lần anh còn xin tiền bố mẹ để tiêu xài.

a. Theo em cách chi tiêu của anh H có hợp lí không? Vì sao?

b. Để chi tiêu đúng mục đích thì anh H cần lập kế hoạch chi tiêu như thế nào?

 

 

 

-----------------Hết----------------

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra, giữa kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 8

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

D

C

A

B

D

C

B

B

A

A

B

C

         

 

Phần II. Tự luận (7.0 điểm)

 

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

a/  Vì:

- Để lại nổi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Cá nhân tổn thương về tâm lí, cơ thể, tính mạng.

- Gia đình bị rạn nức, đổ vở.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

b/ Một số kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình

- Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

- Trong khi xảy ra bạo lực:

+ Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.

+ Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

+ Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

- Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị cà tìm cách hàn gắn mối qua hệ giữa các thành viên trong gia đình.

1.5

 

 

 

 

 

1.5

2

a. Cách chi tiêu của anh H là không hợp lí.

Vì: cách chi tiêu của anh H quá lãng phí, không khoa học, không đúng mục đích.

b. Anh H cần lập kế hoạch chi tiêu đảm bảo theo các bước như sau:

- Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện kế hoạch dựa trên số tiền hiện có.

- Xác định các khoản cần chi tiêu. Thiết lập nguyên tắc thu, chi.

- Thực hiện kế hoạch chi tiêu. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp

.

3.0

 

 

1.0

 

 

 

Câu 3. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Thời gian thực hiện.

B. Năng lực thực hiện.

C. Lĩnh vực thực hiện.

D. Khả năng thực hiện.

Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.

B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.

C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 7. Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?

A. 5 bước.

B. 6 bước.

C. 7 bước.

D. 8 bước.

Câu 8. Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 8: Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Liên hệ các cơ sở y tế để điều trị.

B. Giấu giếm, bao che cho đối phương.

C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

D. Hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên.

Câu 13. Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình?

A. Bạn V nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát.

B. Chị C tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Anh B xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ.

D. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Câu 14. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn X (14 tuổi) có em trai 2 tuổi. Vì công việc bận rộn, nên bố mẹ thường để X trông nom, chăm sóc em. Em trai của X rất hiếu động nên thường vứt đồ chơi khắp nhà và thỉnh thoảng lục tung sách vở trên bàn học khiến X rất tức giận. Bạn X tâm sự với em: “Em trai tớ nghịch ngợm quá, nhiều khi tớ muốn đánh cho nó mấy cái thật đau”.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của X, em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ suy nghĩ của X, cần phải phạt để em không nghịch ngợm nữa.

C. Khuyên X nên bao dung hơn và cất gọn đồ dùng xa tầm với của em trai.

D. Khuyên X kiên quyết từ chối khi được mẹ nhờ trông nom, chăm sóc em.

Câu 3. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?

A. 4 bước.

B. 5 bước.

C. 6 bước.

D. 7 bước.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

âu 10. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?

A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.

B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…

C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.

D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.

Câu 11. Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây?

A. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới.

 

B. Thích cái gì là phải mua bằng được.

 

C. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá.

 

D. Lên danh sách trước khi mua sắm.

 

Câu 12.Cách thực hiện kế hoạch chi tiêu nào dưới đây chưa hợp lí?

A. Lập danh sách các mục cần chi trong tháng.

 

B. Dù dịch bệnh vẫn chi tiêu như trước kia.

 

C. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo nguồn thu.

 

D. Tiết kiệm để thực hiện kế hoạch dài hạn.

 

Câu 1: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

A. 2.                              B. 3.                                        C. 4.                                          D. 5.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là bạo lực gia đình?

A. Cha mẹ yêu thương con cái.

B. Cư xử lệ phép với ông bà, cha mẹ.

C. Thường xuyên đánh, mắng con cái.

D. Giúp đỡ bố mẹ công việc trong gia đình.

Câu 3: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương.

B. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ.

C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế.

D. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình.

Câu 4: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?

A. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình.

B. Hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình.

C. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình

D. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình.

Câu 5: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?

A. Xử lí nghiêm những người có hành vi bạo lực gia đình.

B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra.

C. Xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình.

D. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình?

A.Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình.

B.Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.

C.Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

D. Bỏ mặc, không quan tâm, chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Câu 7. Việc phòng chống bạo lực gia đình không được Nhà nước quy định trong bộ luật nào dưới đây?

A. Luật Trẻ em.                                                                  B. Luật di sản văn hóa.

C. Luật phòng chống bạo lực gia đình.                              D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 8: Hành vi nào sau đây góp phần phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thờ ơ khi chứng kiến bạo lực gia đình.

B. Phê phán hành vi đánh đập bạn bè.

C. Bắt vợ nghỉ việc để ở nhà lo cho gia đình .

D. Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

Câu 9: Hành vi xâm phạm tới quyền lợi kinh tế của thành viên trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào dưới đây?

A. Bạo lực thể chất.                                                B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.                                                  D. Bạo lực tình dục.

Câu 10. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì một trong những nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là bảo đảm lợi ích tốt nhất của đối tượng nào dưới đây?

A. trẻ em.                                                                                     

B. phụ nữ và trẻ em.                       

C. phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.

D. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

CÂU 11: Đâu là biểu hiện của hình thức bạo lực tình dục?

A. Hành vi cưỡng ép mang thai sinh con.

B. Ngược đãi, đánh đập, tổn hại sức khỏe thành viên trong gia đình.

C. Hành vi xâm phạm quyền lợi kinh tế của thành viên trong gia đình.

D. Những lời nói thái độ làm tổn thương tới các thành viên trong gia đình.

Câu 12: Việc lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết cho những ai?

A. Chỉ những người giàu có mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu.

C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

D. Cho tất cả mọi người để cân bằng tài chính và góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định.

Câu 13: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp con người ?

A. Khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính.

B. Lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát.

C.  Dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu.

D. Không chủ động được biến cố xảy ra trong cuộc sống.

Câu 14: Câu thành ngữ nào dưới đây có nội dung thể hiện chi tiêu hợp lý?

A.Vung tay quá trán.                                           B. Cơm thừa gạo thiếu.

C. Liệu cơm gắp mắm.                                        D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu 15: Nếu không chi tiêu hợp lý thì dẫn đến điều gì?

A. Có tiền để phòng khi ốm đau.

B. Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn.

C. Tạo dựng cuộc sống  ổn định, ấm no.

D. Tránh những khoản chi tiêu không cần thiết.

Câu 17: (3.0 điểm) Bạo lực gia đình gây ra những tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội? Em hãy lấy 3 ví dụ chứng minh cho điều đó.

ĐA: + Để lại nổi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

+ Cá nhân tổn thương về tâm lí, cơ thể, tính mạng.

+ Gia đình bị rạn nức, đổ vở.

+ Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội

Câu 18: (2.0 điểm)

Tình huống: 

    Lên lớp 8, bạn M được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ, mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình. Mẹ đưa một tài khoản tiền để chi tiêu trong một tuần và hướng dẫn bạn lên kế hoạch cụ thể mỗi khi mua sắm nhưng bạn không làm theo. 

a. Theo em việc bạn M chi tiêu tùy tiện sẽ dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống gia đình? Nếu mẹ không đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra?

b. Nếu em là M em sẽ có kế hoạch chi tiêu như thế nào?.

ĐA: a. Việc làm của M đã dẫn tới chi tiêu thậm hụt, hoang phí, gia đình khó khăn về mặt kinh tế trong cuộc sống gia đình.

    Nếu mẹ không có đủ tiền đưa thêm thì sinh hoạt gia đình thì sẽ khó khăn và rơi và thiếu thốn, khó khăn.

b. Nếu em là M cần lập kế hoạch chi tiêu đảm bảo theo các bước như sau:

- Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện kế hoạch dựa trên số tiền hiện có.

- Xác định các khoản cần chi tiêu. Thiết lập nguyên tắc thu, chi.

- Thực hiện kế hoạch chi tiêu. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp

Câu 19:( 1.0 điểm) Em đã làm gì để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu cho bản thân?

ĐA: * Những việc cần làm để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu cho bản thân:

+ Chỉ chi tiêu khi thật sự cần thiết.

+ Hạn chế chi tiêu các khoản phát sinh, trừ trường hợp bất khả kháng

( hỏng xe...)

+ Không tiêu quá số tiền được cho.

+ Tiết kiệm dự phòng....

Câu 19: Tình huống: 

    Thu nhập của anh H khá cao, nhưng hết tháng lại hết tiền. Thậm chí nhiều lần anh còn xin tiền bố mẹ để tiêu xài.

a. Theo em cách chi tiêu của anh H có hợp lí không? Vì sao?

b. Để chi tiêu đúng mục đích thì anh H cần lập kế hoạch chi tiêu như thế nào?

ĐA: a. Cách chi tiêu của anh H là không hợp lí.

Vì: cách chi tiêu của anh H quá lãng phí, không khoa học, không đúng mục đích.

b. Anh H cần lập kế hoạch chi tiêu đảm bảo theo các bước như sau:

- Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện kế hoạch dựa trên số tiền hiện có.

- Xác định các khoản cần chi tiêu. Thiết lập nguyên tắc thu, chi.

- Thực hiện kế hoạch chi tiêu. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp

Câu 2 (3,0 điểm):

Thế nào là hình thức bạo lực gia đình về tinh thần? Em hãy nêu cách ứng phó khi xảy ra bạo lực gia đình?

Câu 3 (2,0 điểm):

Trường hợp: Trong dịp Tết, bạn H nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,...

Khi đi khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 400.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.

? Nếu em là H em sẽ quyết định như thế nào ?Vì sao.

Câu 3 (2,0 điểm):

Trường hợp: Trong dịp Tết, bạn H nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,...

Khi đi khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 400.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.

? Nếu em là H em sẽ quyết định như thế nào ?Vì sao.

Câu 3. (2 điểm) Cho tình huống sau:

Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn Y khuyên bạn X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng bạn X gạt đi và cho rằng mình đã có kế hoạch chi tiêu hợp lí và chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.

Câu hỏi:

a/ Em hãy nhận xét kế hoạch chi tiêu của bạn X?.

b/ Nếu em là bạn của X, em sẽ là gì?

ĐA: a/  Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X chưa hợp lí, không có kế hoạch.

-                Vì: cách chi tiêu của anh X quá lãng phí, không khoa học, không đúng mục đích, nguy hiểm, có thể dẫn đến trắng tay hoặc nợ nần.

b/  Nếu em là bạn của X, em sẽ khuyên bạn X như sau:

-    Bạn nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn.

-   Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm và cần thực hiện tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn.

Câu 2. (2,5 điểm) Hiện nay bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương, gây ra nhiều hậu quả và là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

a.                              Em có nhận xét và suy nghĩ gì về vấn đề này?

b.                             Em hãy nêu 3 việc làm để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình?

ĐA: Đây là một thực trạng đáng buồn, là vấn đề bức xúc của xã hội. Nó gây ra nhiều hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho con người.

-   Đây là vấn đề đòi hỏi cá nhân, gia đình và xã hội phải có biện pháp phòng chống và hạn chế.

b. HS nêu được 3 việc làm góp phần phòng chống bạo lực gia đình: VD.

-                Tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

-                Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

-   Báo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy có dấu hiệu bạo lực gia đình.

Mỗi thành viên trong gia đình phải luôn thấu hiểu, quan tâm lẫn nhau.

 

Câu 3. (1 điểm) Ông K là người gia trưởng nên luôn tìm cách quản lí, hạn chế tối đa mọi chi tiêu của vợ và con; mọi khoản thu nhập của vợ đều bị ông giữ và kiểm soát. Mỗi ngày ông chỉ đưa cho vợ một khoản rất nhỏ để đi chợ. Mỗi khi đi chợ về, vợ ông phải báo cáo lại giá cả của từng loại hàng hoá bà mua. Mỗi khi cho rằng vợ mua đắt thì ông lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Ông cho rằng hành động này là để tiết kiệm cho gia đình, dành dụm cho tương lai.

Em có nhận xét gì về việc làm của ông K?

ĐA: * Nhận xét việc làm của ông K: Ông K vi phạm pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

-    Việc ông K luôn tìm cách quản lí, hạn chế tối đa mọi chi tiêu của vợ và con, mọi khoản thu nhập của vợ đều bị ông giữ và kiểm soát là hành vi bạo lực gia đình về kinh tế.

-                Việc ông K mắng chửi là hành vi bạo lực gia đình về tinh thần.

Việc ông K đánh vợ là hành vi bạo lực gia đình về thể chất

Xếp hạng và đánh giá
noData
Chưa có đánh giá
Học liệu cùng khối
Học liệu cùng loại
  • Thư viện
  • kiểm tra giữa hk 2 gdcd 8