kiểm tra cuối hk 2 gdcd 8
kiểm tra cuối hk 2 gdcd 8
Khối lớp: 8
Danh mục: GDCD 6-7-8

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI

Lớp: ….

Họ và tên: …………………………. Phòng:……SBD:….... Số tờ:………

aKIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học 2023-2024

 

Ngày kiểm tra:                         /04/2024 Môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)

 

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

GK

CHỮ KÝ

GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

2:

MĐ 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

* Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới:

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Mục tiêu của mỗi cá nhân phải được chính cá nhân đó xác định.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

D. Đặt ra mục tiêu là chưa đủ, cần lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu.

Câu 2: Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

A. Bạo lực về thể chất        B. Bạo lực về tinh thần.

C. Bạo lực về kinh tế          D. Bạo lực về tình dục.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây không phải là bạo lực gia đình?

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình.

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.

C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người và con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí.

D. Bỏ mặc, không quan tâm, chăm sóc những người những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

Câu 5: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.

B. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.

C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.

D. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.

Câu 6: Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

 

C. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.

D. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.

Câu 7: Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

B. Tố cáo những người hành vi mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ.

C. Tố giác những người có hành vi: nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí.

D. Lợi dụng, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để xâm phạm an ninh quốc gia.

Câu 8: Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Sử dụng trái phép các vật liệu, chất gây nổ.

B. Để vật liệu , đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.

C. Trang bị phương tiện chữa cháy đúng tiêu chuẩn.

D. Sử dụng thuốc nổ để chế tạo pháo, bom, mìn…

Câu 9: Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.

B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.

C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.

D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện tốt trách nhiệm trong việc phòng chống cháy, nổ?

A . Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy.

B. Mua bán pháo hoa không giấy phép trong dịp tết Nguyên đán.

C. Không khóa ga sau khi đã đun nấu xong bằng bếp ga.

D. Phát hiện đoạn dây điện ngoài đường bị cháy nhưng coi như không biết.

Câu 11: Những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

A.Công an

B.Lực lượng phòng cháy, chữa cháy C.Ủy ban nhân dân tỉnh

D.Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép

Câu 12:Hành vi, việc làm nào sau đây không vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Đốt rừng trái phép.

B. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

C. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.

D. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ. II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm)

Câu 1. ( 3.0 điểm):

Em hãy nhận định một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Cho biết hậu quả?

Câu 2. (4.0 điểm). Có 2 trường hợp sau:

1/ Chú H cho hóa chất vào nước xương hầm cho nhanh nhừ và ngọt hơn để bán bún cho khách ăn 2/ Bà T đã thu mua các loại thuốc nổ để sản xuất pháo hoa cho dịp Tết

a. Em có nhận xét gì về hành động của 2 trường hợp trên?

b. Em có lời khuyên gì cho 2 trường hợp trên?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM (Mã đề 1)

                  Ðề kiểm tra, cuối kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 8

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

C

A

D

D

B

B

A

C

C

A

D

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II - PHẦN TỰ LUẬN : 7.0 điểm

 

            

Câu

 

Nội dung

Điểm

1

3 đ

* Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

+ Tai nạn vũ khí: cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...

+ Tai nạn cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát với các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,...

+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm; thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu;...

*.  Hậu quả:

+ Ảnh hưởng tới sức khỏe.

+ Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chết người;...

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

2

. Nhận xét gì về hành động của 2 trường hợp trên

*. Hành động của chú H:

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng

+ Vi phạm pháp luật về sử dụng trái phép các hóa chất được quy định trong điều 7 Luật hóa chất năm 2007

*. Hành động của bà T:

+ Rất nguy hiểm nếu trong quá trình sản xuất thuốc phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng

+ Vi phạm pháp luật về sản xuất, tàng trữ, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ quy định tại điều 13 Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung 2013)

b. Em có lời khuyên

*. Em sẽ khuyên chú H nên làm ăn chân chính, tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng ngừa các chất độc hại

- Nếu chú không nghe thì em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lí

*. Em sẽ khuyên bà T không nên thu mua, sản xuất thuốc nổ nữa vì nó rất nguy hiểm đồng thời khuyên bà tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng ngừa các chất cháy, nổ

 - Nếu bà không nghe thì em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lí

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

1.0

 

            

 

 

Xếp hạng và đánh giá
noData
Chưa có đánh giá
Học liệu cùng khối
Học liệu cùng loại
  • Thư viện
  • kiểm tra cuối hk 2 gdcd 8