kiểm tra cuối hk 2 gdcd 7
kiểm tra cuối hk 2 gdcd 7
Khối lớp: 7
Danh mục: GDCD 6-7-8

 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI       KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học  2023-2024

 Lớp: ….                                                              Ngày kiểm tra:   /04/2024

 Họ và tên: ………………………….                 Môn: Giáo dục công dân 7

 Phòng:……SBD:….... Số tờ:………                 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)

                                                                            

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

GK

CHỮ KÝ

GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

 

2:

 

MĐ 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

* Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới:

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1. Trường hợp nào sau đây là tình huống căng thẳng?

A. Bị bạn bè xa lánh.                           B. Chơi đá cầu cùng bạn.

C. Dự sinh nhật bạn cùng lớp.             D. Ở nhà trông em.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường?

A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. Rủ một nhóm bạn khiêu khích, trêu trọc một bạn nhỏ bé trong lớp

C. Động viên, khích lệ bạn trong học tập.

D. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là bạo lực học đường?

A. hành hạ, ngược đãi, đánh đập.

B. xâm phạm thân thể, sức khỏe.

C. lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

D. lo lắng thái quá.

Câu 4. Quản lí tiền giúp chúng ta điều gì?

A. Làm giàu.

B. Không thua kém bạn bè.

C. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định về tương lai.

D. Có tiền để đi du lịch.

Câu 5. Hành vi nào sau đây góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, lành mạnh.

B. Ăn chơi, đua đòi.

C. Sử dụng rượu bia, chất kích thích.

D. Đánh bài ăn tiền.

Câu 6. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Bạn A không  đi theo đám bạn dùng thuốc lắc.

B. Bạn B nhận chuyển gói ma túy đến chỗ hẹn cho người khác.

C. Anh C tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc.

D. Tuyên truyền cho mọi người về hậu quả của ma túy.

Câu 7. Tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay trong học sinh  là:

A. chơi bài ăn tiền, ma tuý, mại dâm

B. ma túy, cờ bạc, hút thuốc phiện

C. hút thuốc lá điên tử, nghiện game

D. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm

Câu 8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là

A. môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh

B. có kiến thức hiểu biết về tệ nạn xã hội.

C. gia đình quan tâm, chăm sóc, chia sẻ yêu thương

D. thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi

Câu 9. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy.

B. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. Chặt phá rừng để làm nương rẫy.

D. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy.

B. Tố giác những đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc.

C. Tổ chức khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

D. Xây dựng các khu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội chỉ bắt nguồn duy nhất từ nguyên nhân: lười biếng, đua đòi.

B. Tội phạm ma túy chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm về đạo đức.

C. Tệ nạn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.

D. Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần xa lánh những người mắc bệnh xã hội.

Câu 12: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.

B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.

C. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

D. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.

II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm)  

Câu 1. ( 3.0 điểm): “Tệ nạn xã hội giống như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng”. Vậy theo em vì sao học sinh rơi vào tệ nạn xã hội? Cho biết  hậu quả khi rơi vào tệ nạn xã hội ?

Câu 2. (3.0 điểm). Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 11 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

a/ Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b/ Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 3. (1.0 điểm). Một người bạn thân của em gần đây có biểu hiện học hành sa sút, thường xuyên bỏ học đi chơi. Khi tìm hiểu, em biết rằng bạn đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê chơi cờ bạc và hút ma tuý. Trong tình huống này, em sẽ làm gì để giúp bạn thân của mình?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM( Mã đề 1)

Ðề kiểm tra, cuối kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 7

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

A

B

D

C

A

B

C

D

A

A

C

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II - PHẦN TỰ LUẬN : 7.0 điểm

 

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Nguyên nhân của tệ nạn xã hội

- Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường sống không lành mạnh.

+ Do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ.

- Nguyên nhân chủ quan: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ....

* Hậu quả của tệ nạn xã hội:

- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật,...

- Đối với gia đình: Cạn kiệt tài chính, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

- Đối với xã hội: Làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

 

1.5

 

 

 

 

 

 

1.5

2

a. - Không đồng tình với suy nghĩ của C.

- Giải thích:

 + Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em.

+ HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

b. Khuyên với C:

- Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

- Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1.5

 

 

 

 

 

 

1.5

3

+ Khuyên bạn không nên chơi cùng nhóm bạn kia và chấm dứt hành vi chơi cờ bạc, hút ma túy, vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều hậu quả đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.

+ Bí mật thông báo tình hình tới bố mẹ của bạn và những người lớn đáng tin cậy khác để phối hợp cùng họ giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn, tránh xa tệ nạn

0.5

 

 

 

0.5

 

Xếp hạng và đánh giá
noData
Chưa có đánh giá
Học liệu cùng khối
Học liệu cùng loại
  • Thư viện
  • kiểm tra cuối hk 2 gdcd 7