BÀI 11: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN (3 tiết) ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 1 Môn học: Đạo đức
Giáo an

BÀI 11: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN (3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế.

- Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân. Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khỏe, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe.Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường. 

Rèn kĩ năng đánh răng và rửa tay đúng cách.

2. Năng lực chung:

- Tự học, tự giải quyết vấn đề: Biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân khi thực hiện tự chăm sóc bản thân; lập được kế hoạch rèn luyện thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt; thực hiện theo kế hoạch đã lập.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được những việc chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: biết nhắc nhở mọi người xung quanh tự chăm sóc bản thân

- Chăm chỉ: hoàn thành các yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong sinh hoạt hàng ngày.

- Trung thực: trung thực trong đánh giá bản thân và đánh giá các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Bài hát Tập thể dục buổi sáng  (Nhạc và lời: Minh Trang)

- PPT: Tranh ảnh, truyện, mô hình hàm răng và bàn chải.

- Video bài hát  “Tập thể dục buổi sáng”

- Clip video quay một số hình ảnh minh họa các bạn tự thực hiên chăm sóc bản thân.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, VBT đạo đức 1

- Học sinh chuẩn bị tranh vẽ, hình ảnh về thể hiện việc tự chăm sóc bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1.Hoạt động Khởi động: “tập thể dục buổi sáng ” :

a)Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

c) Cách tiến hành:

 

 

- HS nghe, hát và thực hiện các động tác theo trong bài video tập thể dục buổi sáng (Nhạc và lời: Minh Trang).

- GV hỏi HS: Trong bài hát vừa rồi có tâp những động tác nào?

- HS trả lời câu hỏi GV mở rộng: Vậy trong video các bạn thấy bạn nhỏ trước khi tập thể dục đã làm công việc gì?

- GV nhận xét        

- GV kết luận, giới thiệu bài: để cho cơ thể khỏe mạnh không ốm đau thì bản thân chúng ta phải tự giác thực hiện những việc như : chăm sóc răng miệng, tập thể dục, rửa tay sạch sẽ..vv..  vậy để thực hiện những việc đó sao cho đúng và có lợi cho sức khỏe thì  Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ về gia đình qua bài “Tự chăm sóc bản thân”.

- HSTL: (dậm chân, hít thở, động tác tay)

 

 

- Đánh răng, rửa mặt

- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.

30’

2. Hoạt động Khám phá

 

15’

2.1. Hoạt động 1 : Xem hình và trả lời câu hỏi :

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được việc các bạn nhỏ làm và nói được lợi ích của những việc đó.

b)Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp

c) Cách tiến hành:

 

- HS quan sát 4 hình ảnh:

- GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân: Tranh vẽ gì? Những hành động ấy thể hiện điều gì?

 

 

 

 

 

- GV tổng kết

- GV kết luận: Muốn  cơ thể khỏe mạnh thì phải biết tự vệ sinh cá nhân hằng ngày, tập thể dục mỗi ngày và tự biết giữ ấm cho cơ thể của mình.

- HS trả lời, nhận xét

+ Hình 1: bạn gái đang đánh răng để giữ răng chắc khỏe không bị sâu răng

+ Hình 2: bạn gái đang quàng khăn giữ cho cổ ấm

+ Hình 3: bạn trai đang tăm xà bông sạch sẽ để vi khuẩn ko xâm nhập trên cơ thể

+ Hình 4: bạn nhỏ đang tập thể dục với mẹ để cơ thể khỏe mạnh.

- HS lắng nghe GV tổng kết

- HS lắng nghe

2’

Nghỉ giữa tiết

15’

2.2. Hoạt động 2: Thảo luận

a) Mục tiêu: Hs nêu được một số việc làm cá nhân tự chăm sóc bản thân . Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện việc làm chăm sóc bản thân; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện việc làm chăm sóc bản thân.

b)Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, vấn đáp

c) Cách tiến hành:

 

 

- GV nêu câu hỏi: Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?

-  GV cho HS thảo luận nhóm đôi: xem 4 tranh và chọn những hình ảnh đồng tình/không đồng tình vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

- GV cho HS trình bày

 

- GV tổng kết.

- GV nêu câu hỏi: Việc làm của bạn Hùng có gì đúng, có gì sai? Lợi ích của việc làm đúng ? Tác hại việc làm sai ?

-  GV cho HS thảo luận nhóm đôi

- Cho các nhóm trình bày

 

 

 

 

 

- GV chốt: tập thể dục là 1 việc làm tốt, nhưng sau đó bạn Hùng đã sai khi tập bóng xong thì mồ hôi ra nhiều mà bạn ngồi trước quạt uống nước như thế sẽ dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 5 phút để cài bảng nhóm và trả lời câu hỏi trong nhóm.

 

 

 

- HS trả lời trước lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV tổng kết.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

-  HS trình bày, nhận xét

BT1: Bạn Hùng đang đi tập bóng. Đó là việc làm đúng , có lợi cho sức khỏe.

BT2: Bạn Hùng tập bóng xong về ngồi trước quạt. đó là việc làm chưa đúng. Có hại cho sức khỏe.

 

- HS lắng nghe

 

TIẾT: 2

 

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

15’

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khoẻ, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khoẻ.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.

c) Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Khi ngồi học, tư thế nào là đúng, tư thế nào chưa đúng? Tác hại của việc ngồi chưa đúng tư thế là gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình, thảo luận nhóm để đưa ra nhận xét.

- Sau khi học sinh trình bày ý kiến, giáo viên cho học sinh so sánh hai tư thế ngồi đọc, lợi ích và tác hại của hai tư thế ngồi đó và đưa ra kết luận: Ngồi học đúng tư thế sẽ giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi, vóc dáng cơ thể cân đối. Việc ngồi sai tư thế dễ gây mệt mỏi, cong vẹo cột sống, gù lưng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và vóc dáng cơ thể.

- Kể thêm một số việc làm để tự chăm sóc bản thân.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể cho nhau nghe theo từng cặp đôi, sau đó mời các em trình bày trước lớp, khích lệ những học sinh có những việc làm thể hiện tích tự giác, biết tự phục vụ bản thân, không làm phiền lòng những người thân trong gia đình.

- Vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân?

- Giáo viên gợi ý, tạo điều kiện để học sinh có thể nhìn nhận vấn đề xuất phát từ thực tế gia đình của các em.

- Trên cở sở những lí giải của các em, giáo viên giúp học sinh khắc sâu ý nghĩa của việc tự chăm sóc bản thân: biết tự chăm sóc bản thân sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn lành mạnh, năng động, tự tin và đáng yêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát hình, thảo luận và nhận xét: ở hình 1, bạn nữ ngồi thẳng, lưng tựa vào thành ghế nên cột sống được thành ghế nâng đỡ, tay bạn thoải mái khi cầm sách; ở hình 2, bạn nữ ngồi nghiêng, cột sống không được nâng đỡ, tay bạn ấy phải nâng sách lên khi đọc.

- Học sinh so sánh hai tư thế ngồi đọc, lợi ích và tác hại của hai tư thế ngồi đó.

 

 

 

 

 

- Học sinh kể cho nhau nghe theo từng cặp đôi, sau đó trình bày trước lớp.

- Dựa vào thực tế gia đình, học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân?

 

 

- Học sinh

lắng nghe.

 

2’

Nghỉ giữa tiết

15’

3. Hoạt động luyện tập

 

 

3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên giúp học sinh hình dung ra tình huống: Em sẽ khuyên bạn Dũng như thế nào trong tình huống tắm mưa ngoài trời? Sau khi học sinh hình dung được tình huống, giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ và đề xuất lời khuyên đưa ra cho bạn Dũng.

- Khi học sinh đưa ra những cách xử lí tình huống, giáo viên nên rèn luyện thêm kĩ năng bằng những câu hỏi gợi mở sau: Ngoài ý kiến của bạn…, em nào có ý kiến khác? Các em thích ý kiến của bạn… hay ý kiến của bạn? Các em thấy có thể làm cách này được không?, v.v

- Học sinh hình dung được tình huống và đề xuất lời khuyên:  Tắm mưa dễ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh và cảm lạnh. Khi mưa dông thường kèm theo sét nên khi ở ngoài trời hay đứng dưới các cây to, dễ bị sét đánh. Vì thế lời khuyên ở đây là không nên tắm mưa.

- Học sinh trả lời.

 

TIẾT: 3

 

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

10’

3.2. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ yêu cầu: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm và chưa làm được để tự chăm sóc bản thân.

- Để học sinh có thể kể ra những việc đã hoặc chưa làm để chăm sóc bản thân, giáo viên gợi ý cho các em nêu các việc làm chăm sóc bản thân mỗi ngày theo nhóm trước khi chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên khích lệ học sinh thay đổi các thói quen chưa tốt để tự chăm sóc bản thân, đỡ phiền bố mẹ, người thân.

 

 

- Học sinh chia sẻ trong nhóm và trình bày trước lớp về những việc đã làm để tự chăm sóc bản thân và những việc chưa làm được để tự chăm sóc bản thân.

 

15’

4. Hoạt động thực hành

 

8’

4.1. Hoạt động 1. Sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện đánh răng đúng cách.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên cho học sinh nêu cách các em chải răng (đánh răng) mỗi ngày, cho các em tự nhận xét.

- Giáo viên khích lệ học sinh nêu cách chải răng đúng và chỉ ra một số thao tác thường gặp ở trẻ như đưa bàn chải chải ngang mặt răng, thường chải mặt ngoài của răng, không chải mặt trong răng, không chải lưỡi, súc miệng qua loa… là cách đánh răng chưa đúng.

- Sau đó, giáo viên dựa vào các hình phóng to như trong sách học sinh kết hợp với mô hình hàm răng và bàn chải để mô phỏng lại các bước sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách.

- Sau khi thao tác vài lượt, giáo viên cho học sinh sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để thực hành (mô phỏng) các thao tác đánh răng và sử dụng bàn chải đúng cách.

- Giáo viên có thể gọi học sinh nêu cách làm sạch bàn chải và bảo quản bàn chải.

- Dựa trên trả lời của học sinh, giáo viên giúp học sinh biết lưu ý đến thời hạn sử dụng tốt nhất của bàn chải là từ 1 tháng đến 1,5 tháng; sau khi chải răng xong thì rửa sạch bàn chải rồi đặt bàn chải theo chiều đứng với lông bàn chải hướng lên trên và đặt nơi khô ráo.

- Giáo viên có thể cho học sinh đọc bài thơ Đánh răng đúng cách cho không khí lớp học thêm vui vẻ trước khi chuyển sang hướng dẫn học sinh cách rửa tay với xà phòng.

- Học sinh nêu cách chải răng (đánh răng) mỗi ngày, tự nhận xét.

- Học sinh chỉ ra một số thao tác thường gặp.

 

 

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

- Học sinhsử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để thực hành.

 

- Học sinhnêu cách làm sạch bàn chải và bảo quản bàn chải.

- Học sinhbiết lưu ý đến thời hạn sử dụng tốt nhất của bàn chải.

 

 

- Học sinhđọc bài thơ Đánh răng đúng cách cho không khí lớp học thêm vui vẻ.

 

2’

Nghỉ giữa tiết

7’

4.2. Hoạt động 2. Rửa tay đúng cách:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết vì sao phải rửa tay và lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết vì sao phải rửa tay, lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

- Giáo viên cho các em nhận xét. Sau đó, giáo viên hướng dẫn quy trình rửa tay cho học sinh (có nhiều quy trình rửa tay, trong sách học sinh chọn giới thiệu quy trình rửa tay mà các em đã được học ở mầm non).

- Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên gọi vài học sinh so sánh cách thực hiện ở nhà và cách vừa thực hiện, giáo viên nhận xét, đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.

- Học sinh nêu vì sao phải rửa tay, lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

- Học sinh so sánh cách thực hiện ở nhà và cách vừa thực hiện.

5’

5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:

 

 

Trước khi kết thúc bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu việc tự chăm sóc bản thân là một thói quen tốt, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giúp tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn làm cho bố mẹ vui lòng vì thấy con mình đã lớn. Biết làm những việc trên cũng thể hiện tình yêu thương đối với bố mẹ, không làm bố mẹ bận tâm và mất nhiều thời giờ cho mình bởi những việc mà mình tự làm được. Giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu ghi nhớ: Biết tự chăm sóc bản thân là biết yêu thương chính mình; chuẩn bị bài sau.

Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

 

BÀI 11: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN (3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế.

- Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân. Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khỏe, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe.Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường. 

Rèn kĩ năng đánh răng và rửa tay đúng cách.

2. Năng lực chung:

- Tự học, tự giải quyết vấn đề: Biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân khi thực hiện tự chăm sóc bản thân; lập được kế hoạch rèn luyện thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt; thực hiện theo kế hoạch đã lập.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được những việc chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: biết nhắc nhở mọi người xung quanh tự chăm sóc bản thân

- Chăm chỉ: hoàn thành các yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong sinh hoạt hàng ngày.

- Trung thực: trung thực trong đánh giá bản thân và đánh giá các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Bài hát Tập thể dục buổi sáng  (Nhạc và lời: Minh Trang)

- PPT: Tranh ảnh, truyện, mô hình hàm răng và bàn chải.

- Video bài hát  “Tập thể dục buổi sáng”

- Clip video quay một số hình ảnh minh họa các bạn tự thực hiên chăm sóc bản thân.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, VBT đạo đức 1

- Học sinh chuẩn bị tranh vẽ, hình ảnh về thể hiện việc tự chăm sóc bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1.Hoạt động Khởi động: “tập thể dục buổi sáng ” :

a)Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

c) Cách tiến hành:

 

 

- HS nghe, hát và thực hiện các động tác theo trong bài video tập thể dục buổi sáng (Nhạc và lời: Minh Trang).

- GV hỏi HS: Trong bài hát vừa rồi có tâp những động tác nào?

- HS trả lời câu hỏi GV mở rộng: Vậy trong video các bạn thấy bạn nhỏ trước khi tập thể dục đã làm công việc gì?

- GV nhận xét        

- GV kết luận, giới thiệu bài: để cho cơ thể khỏe mạnh không ốm đau thì bản thân chúng ta phải tự giác thực hiện những việc như : chăm sóc răng miệng, tập thể dục, rửa tay sạch sẽ..vv..  vậy để thực hiện những việc đó sao cho đúng và có lợi cho sức khỏe thì  Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ về gia đình qua bài “Tự chăm sóc bản thân”.

- HSTL: (dậm chân, hít thở, động tác tay)

 

 

- Đánh răng, rửa mặt

- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.

30’

2. Hoạt động Khám phá

 

15’

2.1. Hoạt động 1 : Xem hình và trả lời câu hỏi :

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được việc các bạn nhỏ làm và nói được lợi ích của những việc đó.

b)Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp

c) Cách tiến hành:

 

 

- HS quan sát 4 hình ảnh:

- GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân: Tranh vẽ gì? Những hành động ấy thể hiện điều gì?

 

 

 

 

 

- GV tổng kết

- GV kết luận: Muốn  cơ thể khỏe mạnh thì phải biết tự vệ sinh cá nhân hằng ngày, tập thể dục mỗi ngày và tự biết giữ ấm cho cơ thể của mình.

- HS trả lời, nhận xét

+ Hình 1: bạn gái đang đánh răng để giữ răng chắc khỏe không bị sâu răng

+ Hình 2: bạn gái đang quàng khăn giữ cho cổ ấm

+ Hình 3: bạn trai đang tăm xà bông sạch sẽ để vi khuẩn ko xâm nhập trên cơ thể

+ Hình 4: bạn nhỏ đang tập thể dục với mẹ để cơ thể khỏe mạnh.

- HS lắng nghe GV tổng kết

- HS lắng nghe

2’

Nghỉ giữa tiết

15’

2.2. Hoạt động 2: Thảo luận

a) Mục tiêu: Hs nêu được một số việc làm cá nhân tự chăm sóc bản thân . Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện việc làm chăm sóc bản thân; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện việc làm chăm sóc bản thân.

b)Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, vấn đáp

c) Cách tiến hành:

 

 

- GV nêu câu hỏi: Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?

-  GV cho HS thảo luận nhóm đôi: xem 4 tranh và chọn những hình ảnh đồng tình/không đồng tình vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

- GV cho HS trình bày

 

- GV tổng kết.

- GV nêu câu hỏi: Việc làm của bạn Hùng có gì đúng, có gì sai? Lợi ích của việc làm đúng ? Tác hại việc làm sai ?

-  GV cho HS thảo luận nhóm đôi

- Cho các nhóm trình bày

 

 

 

 

 

- GV chốt: tập thể dục là 1 việc làm tốt, nhưng sau đó bạn Hùng đã sai khi tập bóng xong thì mồ hôi ra nhiều mà bạn ngồi trước quạt uống nước như thế sẽ dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 5 phút để cài bảng nhóm và trả lời câu hỏi trong nhóm.

 

 

 

- HS trả lời trước lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV tổng kết.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

-  HS trình bày, nhận xét

BT1: Bạn Hùng đang đi tập bóng. Đó là việc làm đúng , có lợi cho sức khỏe.

BT2: Bạn Hùng tập bóng xong về ngồi trước quạt. đó là việc làm chưa đúng. Có hại cho sức khỏe.

 

- HS lắng nghe

 

TIẾT: 2

 

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

15’

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khoẻ, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khoẻ.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.

c) Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Khi ngồi học, tư thế nào là đúng, tư thế nào chưa đúng? Tác hại của việc ngồi chưa đúng tư thế là gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình, thảo luận nhóm để đưa ra nhận xét.

- Sau khi học sinh trình bày ý kiến, giáo viên cho học sinh so sánh hai tư thế ngồi đọc, lợi ích và tác hại của hai tư thế ngồi đó và đưa ra kết luận: Ngồi học đúng tư thế sẽ giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi, vóc dáng cơ thể cân đối. Việc ngồi sai tư thế dễ gây mệt mỏi, cong vẹo cột sống, gù lưng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và vóc dáng cơ thể.

- Kể thêm một số việc làm để tự chăm sóc bản thân.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể cho nhau nghe theo từng cặp đôi, sau đó mời các em trình bày trước lớp, khích lệ những học sinh có những việc làm thể hiện tích tự giác, biết tự phục vụ bản thân, không làm phiền lòng những người thân trong gia đình.

- Vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân?

- Giáo viên gợi ý, tạo điều kiện để học sinh có thể nhìn nhận vấn đề xuất phát từ thực tế gia đình của các em.

- Trên cở sở những lí giải của các em, giáo viên giúp học sinh khắc sâu ý nghĩa của việc tự chăm sóc bản thân: biết tự chăm sóc bản thân sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn lành mạnh, năng động, tự tin và đáng yêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát hình, thảo luận và nhận xét: ở hình 1, bạn nữ ngồi thẳng, lưng tựa vào thành ghế nên cột sống được thành ghế nâng đỡ, tay bạn thoải mái khi cầm sách; ở hình 2, bạn nữ ngồi nghiêng, cột sống không được nâng đỡ, tay bạn ấy phải nâng sách lên khi đọc.

- Học sinh so sánh hai tư thế ngồi đọc, lợi ích và tác hại của hai tư thế ngồi đó.

 

 

 

 

 

- Học sinh kể cho nhau nghe theo từng cặp đôi, sau đó trình bày trước lớp.

- Dựa vào thực tế gia đình, học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân?

 

 

- Học sinh

lắng nghe.

 

2’

Nghỉ giữa tiết

15’

3. Hoạt động luyện tập

 

 

3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên giúp học sinh hình dung ra tình huống: Em sẽ khuyên bạn Dũng như thế nào trong tình huống tắm mưa ngoài trời? Sau khi học sinh hình dung được tình huống, giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ và đề xuất lời khuyên đưa ra cho bạn Dũng.

- Khi học sinh đưa ra những cách xử lí tình huống, giáo viên nên rèn luyện thêm kĩ năng bằng những câu hỏi gợi mở sau: Ngoài ý kiến của bạn…, em nào có ý kiến khác? Các em thích ý kiến của bạn… hay ý kiến của bạn? Các em thấy có thể làm cách này được không?, v.v

- Học sinh hình dung được tình huống và đề xuất lời khuyên:  Tắm mưa dễ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh và cảm lạnh. Khi mưa dông thường kèm theo sét nên khi ở ngoài trời hay đứng dưới các cây to, dễ bị sét đánh. Vì thế lời khuyên ở đây là không nên tắm mưa.

- Học sinh trả lời.

 

TIẾT: 3

 

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

10’

3.2. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ yêu cầu: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm và chưa làm được để tự chăm sóc bản thân.

- Để học sinh có thể kể ra những việc đã hoặc chưa làm để chăm sóc bản thân, giáo viên gợi ý cho các em nêu các việc làm chăm sóc bản thân mỗi ngày theo nhóm trước khi chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên khích lệ học sinh thay đổi các thói quen chưa tốt để tự chăm sóc bản thân, đỡ phiền bố mẹ, người thân.

 

 

- Học sinh chia sẻ trong nhóm và trình bày trước lớp về những việc đã làm để tự chăm sóc bản thân và những việc chưa làm được để tự chăm sóc bản thân.

 

15’

4. Hoạt động thực hành

 

8’

4.1. Hoạt động 1. Sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện đánh răng đúng cách.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên cho học sinh nêu cách các em chải răng (đánh răng) mỗi ngày, cho các em tự nhận xét.

- Giáo viên khích lệ học sinh nêu cách chải răng đúng và chỉ ra một số thao tác thường gặp ở trẻ như đưa bàn chải chải ngang mặt răng, thường chải mặt ngoài của răng, không chải mặt trong răng, không chải lưỡi, súc miệng qua loa… là cách đánh răng chưa đúng.

- Sau đó, giáo viên dựa vào các hình phóng to như trong sách học sinh kết hợp với mô hình hàm răng và bàn chải để mô phỏng lại các bước sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách.

- Sau khi thao tác vài lượt, giáo viên cho học sinh sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để thực hành (mô phỏng) các thao tác đánh răng và sử dụng bàn chải đúng cách.

- Giáo viên có thể gọi học sinh nêu cách làm sạch bàn chải và bảo quản bàn chải.

- Dựa trên trả lời của học sinh, giáo viên giúp học sinh biết lưu ý đến thời hạn sử dụng tốt nhất của bàn chải là từ 1 tháng đến 1,5 tháng; sau khi chải răng xong thì rửa sạch bàn chải rồi đặt bàn chải theo chiều đứng với lông bàn chải hướng lên trên và đặt nơi khô ráo.

- Giáo viên có thể cho học sinh đọc bài thơ Đánh răng đúng cách cho không khí lớp học thêm vui vẻ trước khi chuyển sang hướng dẫn học sinh cách rửa tay với xà phòng.

- Học sinh nêu cách chải răng (đánh răng) mỗi ngày, tự nhận xét.

- Học sinh chỉ ra một số thao tác thường gặp.

 

 

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

- Học sinhsử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để thực hành.

 

- Học sinhnêu cách làm sạch bàn chải và bảo quản bàn chải.

- Học sinhbiết lưu ý đến thời hạn sử dụng tốt nhất của bàn chải.

 

 

- Học sinhđọc bài thơ Đánh răng đúng cách cho không khí lớp học thêm vui vẻ.

 

2’

Nghỉ giữa tiết

7’

4.2. Hoạt động 2. Rửa tay đúng cách:

 

 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết vì sao phải rửa tay và lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

b) Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.

c) Cách tiến hành:

 

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết vì sao phải rửa tay, lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

- Giáo viên cho các em nhận xét. Sau đó, giáo viên hướng dẫn quy trình rửa tay cho học sinh (có nhiều quy trình rửa tay, trong sách học sinh chọn giới thiệu quy trình rửa tay mà các em đã được học ở mầm non).

- Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên gọi vài học sinh so sánh cách thực hiện ở nhà và cách vừa thực hiện, giáo viên nhận xét, đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.

- Học sinh nêu vì sao phải rửa tay, lợi ích của việc rửa tay và cách rửa tay hằng ngày.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

- Học sinh so sánh cách thực hiện ở nhà và cách vừa thực hiện.

5’

5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:

 

 

Trước khi kết thúc bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu việc tự chăm sóc bản thân là một thói quen tốt, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giúp tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn làm cho bố mẹ vui lòng vì thấy con mình đã lớn. Biết làm những việc trên cũng thể hiện tình yêu thương đối với bố mẹ, không làm bố mẹ bận tâm và mất nhiều thời giờ cho mình bởi những việc mà mình tự làm được. Giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu ghi nhớ: Biết tự chăm sóc bản thân là biết yêu thương chính mình; chuẩn bị bài sau.

Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.