ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 8 Môn học: Khoa học tự nhiên
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CUỐI KÌ 2

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?

A. Dùng hai tay xoa vào nhau.                          B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.

C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.             D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.

Câu 2: Vật nào dưới đây không dẫn điện?

A. Dây xích sắt.                B. Nước biển.          C. Thước nhựa.          D. Cơ thể người.

Câu 3: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

A. các phân tử, nguyên tử trung hoà.                B. chất lỏng bên trong vật.

C. các bộ phận trong vật dẫn điện.                   D. các hạt mang điện.

Câu 4: Một vật dẫn được điện là do

A. trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

B. trong vật có các nguyên tử được tạo từ các hạt mang điện.

C. trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.

D. trong nguyên tử có các electron quay quanh hạt nhân.

Câu 5: Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể

A. hút nhau.           B. phóng điện.         C. đẩy nhau.            D. hút nhau và phóng điện.

Câu 6: Một mạch điện không thể thiếu

A. bóng đèn.           B. chuông điện.                 C. cầu chì.              D. dây nối điện.

Câu 7: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào không dùng để giữ an toàn cho mạch điện?

A. Chuông điện.                B. Rơle.        C. cầu dao tự động.           D. cầu chì.

Câu 8: Đồ dùng điện nào dưới đây không sử dụng pin để hoạt động?

A. Chiếc đèn pin.                        B. Chiếc điện thoại.       

C. Cái sạc điện.                           D. Cái điều khiển ti vi.

Câu 9: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây sẽ có tác dụng hóa học?

A. Thắp sáng các bóng đèn.                             B. Làm biến đổi các chất.                                  

C. Làm nóng chảy kim loại.                             D. Làm nóng bàn là điện.

Câu 10: Dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt để làm cho đèn phát sáng, đồng thời dòng điện qua đèn này còn có tác dụng nào dưới đây?

A. Không có tác dụng.                                     B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng hóa học.                                                 D. Tác dụng sinh lí.

Câu 11: Khi dùng bàn là, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là

A. tác dụng hóa học.                                   B. tác dụng sinh lí.

C. tác dụng phát sáng.                                D. tác dụng nhiệt.

Câu 12: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của

A. nguồn điện.                                              B. dòng điện.

C. thiết bị điện trong mạch.                       D. thiết bị an toàn của mạch.

Câu 13: Độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết

A. khả năng sinh ra dòng điện.                          B. loại nguồn điện.

C. độ bền của nguồn điện.                                 D. tuổi thọ của nguồn điện.

Câu 14: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?

A. kg.                    B. mm.                              C. mA.                       D. mm3.

Câu 15: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?

A. kg.                           B. kV.                         C. km.                    D. kJ.

Câu 16: Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?

A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.

D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.

Câu 17: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không phải bằng các kim loại khác?

A. Vì thép có độ bền cao.                       B. Vì thép không bị gỉ.

C. Vì thép có tính đàn hồi lớn.                D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

Câu 18: Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì

A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.

B. để chất, lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.

C. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.

D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.

Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra?

A. Ngọn nến đang cháy, úp chiếc cốc vào thì tắt.         B. Quả bóng bay đang bay lên.

C. Săm xe đạp được bơm căng, để ngoài nắng bị nổ.   D. Bơm căng lốp xe đạp.

Câu 20: Khí, hơi nào sau đây trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất?

A. Khí nitrogen oxide (NO).                   B. Khí methane (CH4).

C. Khí carbon dioxide (CO2)                  D. Hơi nước (H2O).

Câu 21: Bếp lửa truyền nhiệt năng ra môi trường xung quanh

A. chỉ bằng dẫn nhiệt.                            B. chỉ bằng đối lưu.

C. chỉ bằng bức xạ nhiệt.                        D. bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.

Câu 22: Cơ chế của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác.

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.

D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác.

Câu 23: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?

A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

D. Mọi vật đều có nhiệt năng.

Câu 24: Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào mà em đã học?

A. Chỉ có thế năng.                      B. Chỉ có động năng.

C. Chỉ có nội năng                       D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.

Câu 25: Việc di chuyển, vận động các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào dưới đây?

A. Hệ tuần hoàn.               B. Hệ vận động.      C. Hệ xương.                    D. Hệ cơ.

Câu 26: Chức năng của hệ nội tiết là

A. thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

B. điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

C. điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

D. thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.

Câu 27: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(1) Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.

(2) Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và thải ra phân là vai trò của hệ bài tiết.

(3) Hệ tiêu hoá có chức năng đào thải các chất độc, chất dư thừa.

(4) Vận chuyển máu, cung cấp chất dinh dưỡng, khí O2 cho các tế bào trong cơ thể là một trong những chức năng của hệ tuần hoàn.

A. (1), (2).              B. (2), (3).              C. (3), (4).                        D. (1), (4).

Câu 28: Chức năng nào dưới đây là của cơ vân?

A. Sinh ra các tế bào máu.                     B. Kết nối các xương trong cơ thể với nhau.

C. Vận động, dự trữ và sinh nhiệt.                   D. Hoạt động của các nội quan.

Câu 29: Khớp giữa xương đùi và xương chậu là loại khớp gì?

A. Khớp động (khớp hoạt dịch).             B. Khớp bán động.

C. Khớp bất động.                                 D. Khớp sợi.

Câu 30: Chức năng nào không phải là chức năng của xương?

A. Phân giải các tế bào hồng cầu.                                         B. Dự trữ chất béo và calcium.

C. Tạo bộ khung và bảo vệ các cơ quan của cơ thể.    D. Di chuyển.

Câu 31: Những phát biểu nào dưới đây về loãng xương là đúng?

(1) Loãng xương làm xương giòn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

(2) Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương tăng dần lên theo độ tuổi gây loãng xương.

(3) Loãng xương do chất khoáng trong xương tăng lên làm xương giòn.

(4) Khi cao tuổi, lượng collagen trong xương giảm nhanh dẫn đến loãng xương.

A. (1), (4).                    B. (1), (3).                     C. (4), (3).                      D. (2), (3).

Câu 32: Quá trình tiêu hoá carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?

A. Ruột non.                  B. Thực quản.                C. Dạ dày.                     D. Miệng.

Câu 33: Gan không có chức năng nào dưới đây?

A. Tạo chất nhờn.                                                      B. Dự trữ glucose (đường).

C. Sản xuất mật tham gia vào chức năng tiêu hoá.      D. Loại bỏ các chất độc hại.

Câu 34: Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?

A. Gan.                     B. Dạ dày.                  C. Ruột già.                   D. Thực quản.

Câu 35: Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già?

A. Tiêu hoá thức ăn.                                        B. Tiết dịch vị.

C. Tiết dịch mật.                                              D. Tái hấp thu nước và tạo phân.

Câu 36: Phát biểu nào dưới đây về enzyme amylase là đúng?

A. Do tuyến nước bọt và tuyến tuỵ tiết ra, có chức năng phân giải tinh bột thành đường.

B. Do dạ dày tiết ra, có chức năng tiêu hoá protein thành amino acid.

C. Do ruột già tiết ra, có chức năng tiêu hoá chất xơ.

D. Do thực quản tiết ra, có chức năng tiêu hoá lipid.

Câu 37: Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn không đi qua được các cơ quan:

A. dạ dày, thực quản và ruột non.           B. gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tuỵ.

C. ruột già, ruột non và dạ dày.              D. khoang miệng, thực quản và dạ dày.

Câu 38: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ:

A. tim và mao mạch.                    B. tim và động mạch.

C. tim và tĩnh mạch.                     D. tim và hệ mạch.

Câu 39: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:... là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể.

A.Tiểu cầu.             B. Bạch cầu.           C. Hồng cầu.                               D. Huyết tương.

Câu 40: Khi hít vào không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:

A. khoang mũi → khí quản → hầu → thanh quản → phế quản → phế nang.

B. khoang mũi → hầu → phế quản → phế nang → khí quản → thanh quản.

C. khoang mũi → khí quản → phế quản → hầu → thanh quản → phế nang.

D. khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.

Câu 41: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

A. khí quản.            B. phế quản.              C. phế nang.                 D. thanh quản.

Câu 42: Khí quản có chức năng

A. phát âm.                                                                B. cho thức ăn đi qua.    

C. cho không khí đi qua và làm sạch không khí.                    D. trao đổi khí với mao mạch.

Câu 43: Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản.               B. phế nang.                   C. màng phổi.                D. phế quản.

Câu 44: Chức năng của phế nang là

A. trao đổi khí.                                                B. dẫn vào phổi.             

C. làm ẩm không khí.                                      D. cung cấp O2 cho phổi.

Câu 45: Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là

A. cho phép không khí đi từ đường dẫn khí vào máu.                          

B. cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.                                 

C. cho phép không khí đi từ mũi xuống miệng. 

D. làm sạch không khí.

Câu 46: Quá trình hô hấp là

A. quá trình hít vào đưa không khí giàu khí CO2 từ môi trường vào phổi.

B. quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

C. quá trình khí CO2 được vận chuyển từ phế nang đến tế bào nhờ hệ tuần hoàn.

D. quá trình thở ra không khí giàu O2 từ phổi ra ngoài môi trường.

Câu 47: Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong cơ thể là sai?

A. Máu thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí với tế bào thông qua dịch mô.

B. Dịch mô là dịch bao quanh tế bào.

C. Tập hợp dịch mô vào mạch bạch huyết tạo dịch bạch huyết.

D. Dịch bạch huyết đổ vào thận và thải ra ngoài.

Câu 48: Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan có chức năng bài tiết?

A. Ruột già.                  B. Thận.                    C. Da.                            D. Phổi.

Câu 49: Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối?

A. Truyền nước.                                            B. Uống thuốc nam.       

C. Chạy thận nhân tạo.                                   D. Truyền máu.

 Câu 50: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết?

A. Cần uống đủ nước.                            B. Tăng cường ăn thức ăn chế biến sẵn.

C. Không nhịn tiểu.                               D. Không tự ý uống thuốc.

Câu 51: Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là

A. ngay đúng vị trí thận bị suy.                 B. trong lồng ngực.

C. trong bóng đái.                                       D. trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái.

Câu 52: Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?

A. Điều hoà nhịp tim.                                        

B. Điều khiển hoạt động của chân.                    

C. Phối hợp các cử động của cơ thể khi nhảy dây.                                

D. Điều hoà lượng đường trong máu sau khi ăn.

Câu 53: Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm:

A. não bộ, tuỷ sống và dây thần kinh.               B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh.

C. tuỷ sống, cột sống và mạch máu.                  D. dây thần kinh, cột sống và não bộ.

Câu 54: Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận:

A. mắt, dây thần kinh thính giác và não bộ.

B. dây thần kinh thính giác, dây thần kinh thị giác và não bộ.

C. mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.

D. dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.

Câu 55: Bộ phận, cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ quan thính giác?

A. Dây thần kinh não.                                       B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.

C. Dây thần kinh thính giác.                              D. Trung khu thính giác ở não bộ.

Câu 56: Sản phẩm tiết ra của tuyến nội tiết là

A. enzyme.                B. hormone.                C. hồng cầu.                   D. dịch bạch huyết.

Câu 57: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 58: Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hoà sự sinh trưởng của cơ thể?

A. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục.        B. Tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục.

C. Tuyến tuỵ, tuyến cận giáp, tuyến ức.            D. Tuyến sinh dục, tuyến ức, tuyến giáp.

Câu 59: Những tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng calcium trong máu?

A. Tuyến tụy, tuyến giáp.                                  B. Tuyến giáp, tuyến ức.

C. Tuyến cận giáp, tuyến tụy.                            D. Tuyến giáp, tuyến cận giáp.

Câu 60: Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu?

A. Tuyến tụy.                 B. Tuyến ức.              C. Tuyến tùng.            D. Vùng dưới đồi.