ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 8 Môn học: Khoa học tự nhiên
CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Xác định cách truyền nhiệt tương ứng với các hiện tượng sau:

  1. Đánh cảm bằng khăn bọc muối và gừng được làm nóng vào trán, thái dương: Dẫn nhiệt
  2. Sưởi ấm người dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét: Bức xạ nhiệt
  3. Khói nhang bay lên trên: Đối lưu
  4. Gà mẹ ấp trứng: Dẫn nhiệt
  5. Vào ngày rét, ngồi sưởi ấm bên bếp than: Bức xạ nhiệt
  6. Khói bóc lên cao từ đám cháy: Đối lưu
  7. Ủi thẳng quần áo bằng bàn ủi: Dẫn nhiệt
  8. Đun sôi cốc nước khi có bỏ thuốc tím: Đối lưu

Câu 2: Khi gặp một người bị gãy xương cột sống (đoạn lưng) một bạn học sinh đã bế người này lên xe và đưa đến trạm y tế. Cách làm của bạn học sinh đó là đúng hay sai? Giải thích

Cách làm của bạn đó chưa chính xác do cột sống bảo vệ tuỷ sống, nếu sơ cứu không đúng cách có thể làm tổn thương tuỷ sống. Khi nạn nhân bị gãy xương cột sống cần để nạn nhân nằm yên; khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế phải đặt nạn nhân nằm cố định trên đệm cứng với tư thế duỗi thẳng trên một mặt phẳng.

Câu 3: Phân biệt sự phối hợp hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy của khớp đầu gối, cơ bắp chân, xương cẳng chân khi cầu thủ co chân về phía sau khi sút vào quả bóng.

Sự phối hợp hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy của khớp đầu gối, cơ bắp chân, xương cẳng chân khi cầu thủ co chân về phía sau chuẩn bị sút vào quả bóng: Khớp đầu gối và xương cẳng chân tạo thành cấu trúc dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp đầu gối là điểm tựa, xương cẳng chân là cánh tay đòn. Khi thực hiện hoạt động, cơ bắp chân co tạo nên một lực nâng cẳng chân về phía sau chống lại chiều của trọng lực.

Câu 4: Nêu nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh bệnh viêm họng, cúm.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh các bệnh: tiêu chảy, táo bón.

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

 

Cách phòng tránh

Sâu răng

- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

- Vi khuẩn.



 

Cấu trúc răng bị phá huỷ gây đau răng, mất răng.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Khám răng định kì.

- Tránh các thực phẩm nhiều đường.

Tiêu chảy

- Ô nhiễm thực phẩm.

- Ô nhiễm nguồn nước.

- Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.

- Dị ứng.

Mất nước, mất điện giải, có thể dẫn đến tử vong.

- Ăn chín, uống sôi.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giữ gìn vệ sinh nguồn nước.

Táo bón

- Chế độ ăn ít chất xơ, không đủ nước.

- Ít vận động.

- Nhịn đại tiện.

- Ứ phân trong đại tràng.

- Nứt hậu môn dẫn đến chảy máu trong hoặc sau khi đại tiện.

- Sa trực tràng.

- Gây bệnh trĩ.

- Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước.

- Tăng cường luyện tập thể dục.

- Tạo thói quen đi vệ sinh

Câu 6: Giải thích vì sao tiêm vaccine giúp phòng bệnh    

Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.

Câu 7: Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo nguyên lí nào?

Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo nguyên lí khuếch tán:

- Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa máu và phế nang theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và phế nang; màng phế nang và màng mao mạch rất mỏng.

- Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra giữa máu và tế bào theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và tế bào; màng tế bào và màng mao mạch rất mỏng.

Câu 8: Giải thích vì sao khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến bướu cổ.

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh bướu cổ vì iodine là chất cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone T3, T4. Khi không có đủ iodine, tuyến giáp sẽ làm việc nhiều hơn để tổng hợp đủ lượng hormone mà cơ thể cần, dẫn đến làm tăng thể tích tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.

Câu 9: Giải thích vì sao những việc làm dưới đây có thể gây ra một số bệnh, tật về mắt

  1. Đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng: Khi đọc sách không đủ ánh sáng, thiếu ánh sáng, mắt sẽ phải điều tiết liên tục từ đó gây mỏi mắt, lâu dần làm thủy tinh thể phồng lên, nếu kéo dài làm thủy tinh thể mất dần khả năng đàn hồi và tăng nguy cơ bị tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị.
  2. Sử dụng các thiết bị điện tử (tivi, máy tính) thời gian dài, liên tục: Khi sử dụng thiết bị điện tử (ti vi, máy tính) thời gian dài mắt sẽ phải điều tiết liên tục từ đó gây mỏi mắt, nhức mắt và lâu dần làm tăng nguy cơ bị tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị.
  3. Dùng chung khăn mặt: Dùng chung khăn mặt có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc.

Câu 10: Hình dưới đây thể hiện nguyên lí hoạt động của máy chạy thận nhân tạo. Dung dịch A hay dung dich B chứa chất thải? Giải thích.

 

Dung dịch A: dung dịch sạch

Dung dịch B: dung dịch chứa chất thải