DE CUONG GDCD 7 ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 7 Môn học: Giáo dục công dân
DE CUONG GD7 HKII

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II

Môn GDCD 7

Câu 1.

Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao ?

  1. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
  2. Tuyệt đối không giao tiếp với người nghiện ma túy vì sẽ lây nghiện.
  3. Hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe là hành vi trái pháp luật.

Trả lời:

a) Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì buôn bán ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều người nên phải báo ngay đến cơ quan chức năng kịp thời xử lí chứ không nên lờ đi, như vậy là thiếu trách nhiệm.

b) Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì nghiện ma túy không phải bệnh nên không thể lây nghiện, có nghiện hay không là do ý thức tự chủ của mỗi người.

c) Em đồng ý với ý kiến trên vì hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền bị pháp luật nghiêm cấm.

Câu 2.

Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ?

Trả lời:

*Tác hại của tệ nạn xã hội:

- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.

- Đối với gia đình: cạn kiệt về tài chính, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình..

- Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội..

Câu 3.

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi : “ Bạn A là con nhà khá giả, có đầy đủ điều kiện vật chất nhưng không lo học hành, mà lại nghe lời bạn xấu rủ rê, vì vậy A đã nghiện ma túy.”

  1. Em có nhận xét gì về bạn A?
  2. Nếu là bạn của A em sẽ làm gì ?

Trả lời:

a) Việc làm của bạn A là sai, thiếu tự chủ, thiếu hiểu biết nên sa vào tệ nạn ma túy.

b) Nếu là bạn của A em có thể giúp bạn bằng cách gần gũi để khuyên bạn từ bỏ ma túy,động viên kích lệ, giúp bạn cai nghiện thành công.

Câu 4.

Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội? ( Nêu ít nhất 4 việc )

Trả lời:

Biện pháp giữ gìn không bị sa vào tệ nạn xã hội:

- Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.

- Không uống rượu, đánh bạc.

- Tuân theo pháp luật.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Câu 5.

Tình huống: Hằng ngày đi học K điều chứng kiến B – một học sinh cùng lớp với mình trốn học đi chơi điện tử ăn tiền. Ngoài ra K còn biết được B thường xuyên tụ tập cùng với những người lạ hút thuốc, uống rượu ...

a. Em có nhận xét gì về những việc làm của B? Vì sao?

b. Nếu em là K, trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

Trả lời:

a. Nhận xét:

- Việc làm của B là sai. Em không đồng tình.

- Vì: Chơi điện tử ăn tiền, hút thuốc, uống rượu  đây điều là những tệ nạn xã hội...

b. Nếu em là K, trong trường hợp này, em sẽ:

- Khuyên ngăn bạn;

- Báo sự việc này cho thầy cô biết để giúp đỡ bạn;...

Câu 6.

Trả lời:

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma túy và mại dâm.