KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 - LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 8 Môn học: Lịch sử và Địa lí
KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN : LỊCH SỬ ĐỊA LÍ, LỚP 8 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ

 

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

 

Phân môn Lịch sử

 

 

 

 

1

 

 

 

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN THẾ KỈ XX

Nội dung 1. VN nửa đầu TK XIX

2TN*

 

 

 

 

 

 

 

5%

 

 

 

22,5%

Nội dung 2.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

3TN*

 

 

1TL*

 

 

 

 

Nội dung3.

Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TKXIX

3TN*

 

 

 

 

1TL*

 

1TL*

 

 

22,5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

 

50%

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ  II – NĂM HỌC 2023 -2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ

 

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN THẾ KỈ XX

Nội dung 1.

VN nửa đầu TK XIX

Nhận biết

Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, XH của VN thời nhà Nguyễn.

2TN*

 

 

 

Nội dung 2.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

Nhận biết

Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 –1884).

Thông hiểu

Mô tả được nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

Vận dụng cao

Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là địa điểm tấn công đầu tiên.

3TN*

1TL*

 

 

Nội dung3.

Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TKXIX

Nhận biết

Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Thông hiểu

Giải thích được trong các cuộc khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương.

Vận dụng

Lập được bảng về các cuộc đấu tranh chống Pháp những năm cuối TKXIX.

Vận dụng cao

- Đánh giá được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- Đánh giá được khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.

3TN*

 

 

 

 

 

 

 

1TL*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1TL*

Số câu/ loại câu

 

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

 

20%

15%

10%

5%

 

 

            TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI  KIỂM TRA CUỐI KÌ II- Năm học 2023-2024

             Lớp 8/ ….                                                              Ngày kiểm tra:      / 4/2024

             Họ và tên: ………………………….                     Môn: Lịch sử và Địa lí 8

             Phòng:……SBD:….... Số tờ:………                    Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)  

                  

                  ĐIỂM

  LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

      GK

     CHỮ KÝ

            GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

 

2:

 

 

    ĐỀ 1 -  PHÂN MÔN LỊCH SỬ - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)

   Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1. Cụm quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của vương triều?

      A. Triều Lê           B. Triều Lý        C.Triều Mạc           D. Triều Nguyễn.

Câu 2. Dưới triều Nguyễn, kinh đô đặt ở đâu?

      A. Phú Xuân        B. Quy Nhơn       C.Đà Nẵng             D. Thăng Long.

Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một số nhà Nho đã dùng văn thơ để chiến đấu, tiêu biểu là ai?

      A. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị.   B. Nguyễn Trung Trực, Phan Liêm.

      C. Nguyễn Tri Phương, Phan Tôn.          D. Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân.

Câu 4. Tháng 2-1859, Pháp đem quân đánh vào nơi nào trên đất nước ta?

      A. Đánh vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.

      B. Đánh vào ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

      C. Đánh vào Nha Trang, rồi tiến đánh thành Gia Định.

      D. Đánh ra kinh thành Huế uy hiếp triều Nguyễn.

Câu 5. Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Đó là nội dung của:

      A. Hiệp ước Nhâm Tuất           B. Hiệp ước Hác -măng      

      C. Hiệp ước Giáp Tuất             D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 6. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê gồm các tỉnh nào?

      A. Thanh Hóa, Định Tường, Vĩnh Long, Biên Hòa.

      B. Nghệ An, Định Tường, Vĩnh Long, Quảng Bình.

      C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

      D. Hà Tĩnh, Định Tường, Vĩnh Long, Gia Định.

Câu 7. Khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian:

      A. từ năm 1885 – 1887                B. từ năm 1887 – 1889.

      C. từ năm 1883 – 1892                D. từ năm 1885 – 1889.

Câu 8. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng và Cao Thắng, đó là cuộc khởi nghĩa:

     A. Bãi Sậy            B. Ba Đình        C. Yên Thế               D. Hương Khê.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 9. (1,5 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Câu 10. (1 điểm) Lập bảng thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế theo các gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động?

Câu 11. (0,5 điểm) Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

 

                                                        --- HẾT ---

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - PHÂN MÔN LỊCH SỬ - ĐỀ 1

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

 

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

D

A

A

A

B

C

C

D

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

 

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

 

Câu 9

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

1,5 điểm

- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, đảo Côn Lôn.

0,5đ

- Cho phép thương nhân Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán ở ba cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng An.

0,5đ

- Triều đình Huế phải trả một khoản bồi thường là 4 triệu đô la trong thời hạn 10 năm.

0,5đ

 

 

 

Câu 10

Bảng thống kê theo gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, lãnh đạo, địa bàn hoạt động:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hương Khê

1885-1896

Phan Đình Phùng

Cao Thắng

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Yên Thế

1884-1913

Hoàng Hoa Thám

Yên Thế (Bắc Giang)

 

1,0 điểm

 

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

Câu 11

Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:

0,5 điểm

Là cuộc khởi nghĩa nông dân, mang tính chất tự vệ của nhân dân trung du miền núi phía Bắc với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.

0,5đ

 

 * Lưu ý: HS có ý khác vẫn tính điểm.

 

 

 

            TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI  KIỂM TRA CUỐI KÌ II- Năm học 2023-2024

             Lớp 8/ ….                                                              Ngày kiểm tra:      / 4/2024

             Họ và tên: ………………………….                     Môn: Lịch sử và Địa lí 8

             Phòng:……SBD:….... Số tờ:………                    Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)  

                  

                  ĐIỂM

  LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

      GK

     CHỮ KÝ

            GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

 

2:

 

 

    ĐỀ 2 -  PHÂN MÔN LỊCH SỬ - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)

   Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đó là tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều vua nào của nhà Nguyễn?

     A. Vua Gia Long     B. Vua Minh Mạng     C. Vua Thiệu Trị     D. Vua Tự Đức.

Câu 2. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào?

     A. Quảng Nam         B. Khánh Hòa             C. Bình Thuận         D. Quảng Ngãi.

Câu 3. Để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đánh vào:

     A. Đà Nẵng              B. Huế                        C. Gia Định              D. Hà Nội.

Câu 4.  Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước?

     A. Paris                    B. Hác măng               C.Nhâm Tuất            D. Giáp Tuất

Câu 5. Hãy sắp xếp các hiệp ước mà nhà Nguyễn kí với Pháp từ năm 1862 – 1884 theo thứ tự thời gian:

     A. Hiệp ước Giáp Tuất, Nhâm Tuất, Pa-tơ-nốt, Hác – măng.

     B. Hiệp ước Giáp Tuất, Pa-tơ-nốt, Hác – măng, Nhâm Tuất.

     C. Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác – măng, Pa-tơ-nốt.

     D. Hiệp ước Hác – măng, Pa-tơ-nốt, Nhâm Tuất, Giáp Tuất.

Câu 6. Trong giai đoạn từ năm 1885 – 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của:

     A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.  

     B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

     C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. 

     D. Nguyễn Đức Nhuận và vua Hàm Nghi.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo?

     A. Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.   

     B. Đinh Công Tráng và Cao Thắng.

     C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. 

     D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

Câu 8. Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa?

     A.Yên Thế            B. Lam Sơn       C.Hương Khê           D. Nam Kì

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 9. (1,5 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Câu 10. (1 điểm) Lập bảng thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Hương Khê theo các gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động?

Câu 11. (0,5 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là địa điểm tấn công đầu tiên?

 

                                                        --- HẾT ---

 

 

 

 

 

 

 

 

                             HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - PHÂN MÔN LỊCH SỬ - ĐỀ 2

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

 

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

B

D

A

C

C

B

A

C

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

 

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

 

Câu 9

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

1,5 điểm

- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, đảo Côn Lôn.

0,5đ

- Cho phép thương nhân Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán ở ba cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng An.

0,5đ

- Triều đình Huế phải trả một khoản bồi thường là 4 triệu đô la trong thời hạn 10 năm.

0,5đ

 

 

 

Câu 10

Bảng thống kê theo gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, lãnh đạo, địa bàn hoạt động:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Ba Đình

1886-1887

Phạm Bành và Đinh Công Tráng

Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Thanh Hóa)

Hương Khê

1885-1896

Phan Đình Phùng

Cao Thắng

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

 

1,0 điểm

 

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

 

 

Câu 11

Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là địa điểm tấn công đầu tiên vì:

0,5 điểm

     - Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến của Pháp.

     - Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km về phía Nam, nếu chiếm được Đà Nẵng, biến Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình Nguyễn đầu hàng.

0,25đ

 

0,25đ

   * Lưu ý: HS có ý khác vẫn tính điểm.