KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 - LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 7 Môn học: Lịch sử và Địa lí
KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 -(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

 

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

 

 

1

 

 

 

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 -1400) và ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

 3TN*

1TL*

      1TL*

     

32,5%

2. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407)

1TN*

 

    

 

2,5%

3. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

                               

4TN*

 

    

        1TL*

15%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

 

 

BẢNG  ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 -(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

    TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Nội dung 1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 -1400) và ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Nhận biết:

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần.

Thông hiểu:

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa tiêu biểu.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Vận dụng:

Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần; Nguyên nhân thắng lợi.

Vận dụng cao:

Từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần, em rút ra được bài học gì.

 

3TN*

 

 

 

 

 

1TL*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1TL*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung 2. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407)

Nhận biết:

Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

Thông hiểu:

- Nêu được tác động của những cải cách đối với xã hội thời nhà Hồ.

- Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

 

1TN*

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung 3. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

 

Nhận biết:

Trình bày được 1 số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thông hiểu:

Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Vận dụng cao:

Từ kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em ấn tượng nhất.

 

4TN*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1TL*

Số câu/ loại câu

8TN

1 TL

1 TL

1 TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

 

            TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI  KIỂM TRA CUỐI KÌ II -Năm học 2023-2024

             Lớp 7/ ….                                                              Ngày kiểm tra:      / 4/2024

             Họ và tên: ………………………….                     Môn: Lịch sử và Địa lí 7

             Phòng:……SBD:….... Số tờ:………                    Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)  

                          

                  ĐIỂM

  LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

      GK

     CHỮ KÝ

            GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

 

2:

 

 

ĐỀ 1 -   PHÂN MÔN LỊCH SỬ - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

   Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của nhà nước thời Trần là:

A. nhà nước quân chủ quý tộc            B. nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. nhà nước trung ương tập quyền      D. nhà nước phong kiến phân quyền.

Câu 2. Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp?

A. Vương hầu, quý tộc        B. Địa chủ     C. Nông dân      D. Thợ thủ công

Câu 3. Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là:

A. Nho giáo   B. Phật giáo   C. Đạo giáo   D. tín ngưỡng dân gian, cổ truyền

Câu 4. Năm 1400, diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.   

B. Nhà Hồ chống quân Minh.

C. Nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. 

D. Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần, lên ngôi lập ra nhà Hồ

Câu 5. Giai đoạn khó khăn nhất của nghĩa quân Lam Sơn từ năm:

A. 1418 - 1423        B. 1418  - 1425       C. 1420  - 1426       D. 1422 - 1427

Câu 6. Trước sự tấn công của quân Minh, ai là người đề nghị chuyển quân vào Nghệ An.

A. Nguyễn Trãi       B. Lê Lợi               C. Lê Lai             D. Nguyễn Chích.

Câu 7. Hai trận đánh lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. trận Đông Quan và Chí Linh     

B. trận Nghệ An và Thanh Hóa

C. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang

D. trận Tốt Động và trận Chi Lăng.

Câu 8. Chiến thắng nào có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân xâm lược Minh:

A. Chiến thắng Bạch Đằng.           B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt         D. Chiến thắng Đông Quan.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 9. ( 1,5 điểm) Nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Câu 10. (1,0 điểm) Đánh giá được vai trò của một nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần ( Trần Quốc Tuấn)?

Câu 11. ( 0,5 điểm) Từ kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em ấn tượng nhất?

 

--- HẾT ---

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 -(PHÂN MÔN LỊCH SỬ) – ĐỀ 1

 

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) ( mỗi ý đúng 0,25 đ)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

C

A

D

D

A

D

C

B

II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

9

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:

- Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông-Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

- Khẳng định tinh thần quật cường của dân tộc, để lại nhiều bài học trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.

(1,5 điểm)

 

0.5

 

 

0.5

 

0.5

10

Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

- Là người chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần, soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

(1,0 điểm)

0.5

 

 

0.5

 

11

HS nêu đúng tên và giới thiệu được về một một vị anh hùng theo cách riêng của mình nhưng phù hợp:

 - Tên nhân vật.

 - Đóng góp của nhân vật.

 - Em học tập ở nhân vật đó điểm nào?    

(0,5 điểm)

 

0.25

0.25

 

* Lưu ý: HS có ý khác vẫn tính điểm.

 

 

 

 

 

            TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI  KIỂM TRA CUỐI KÌ II -Năm học 2023-2024

             Lớp 7/ ….                                                              Ngày kiểm tra:      / 4/2024

             Họ và tên: ………………………….                     Môn: Lịch sử và Địa lí 7

             Phòng:……SBD:….... Số tờ:………                    Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)  

                          

                  ĐIỂM

  LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

CHỮ KÝ

      GK

     CHỮ KÝ

            GT

TN

TL

TSĐ

 

 

 

 

 

1:

 

2:

 

 

ĐỀ 2 -   PHÂN MÔN LỊCH SỬ - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

   Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên diễn ra bao nhiêu năm?

   A. 10 năm                 B. 25 năm           C. 20 năm             D. 30 năm

Câu 2. Nước Đại Việt dưới thời nào phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

   A. Thời Tiền Lê        B. Thời Trần       C. Thời Lê sơ         D. Thời Lý.

Câu 3. Ai là người tổng chỉ huy cho hai lần kháng chiến chống quân Nguyên:

   A. Trần Thủ Độ   B. Trần Khánh Dư    C. Trần Quốc Tuấn   D. Trần Quang Khải

Câu 4. Nhà Hồ do ai thành lập:

   A. Lý Công Uẩn    B. Hồ Qúy Ly         C. Hồ Nguyên Trừng    D. Lê Hoàn.

Câu 5. Hai trận đánh lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là:

   A. trận Đông Quan và Chí Linh     

   B. trận Nghệ An và Thanh Hóa

   C. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang

   D. trận Tốt Động và trận Chi Lăng.

Câu 6. Chiến thắng nào có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân xâm lược Minh:

   A. Chiến thắng Bạch Đằng                   B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

   C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt   D. Chiến thắng Đông Quan.

Câu 7. Đầu năm 1416, diễn ra sự kiện gì?

   A. Hội thề Đông Quan                                 B. Hội thề Lũng Nhai.

   C. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa             D. Lê Lai tham gia khởi nghĩa.

Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là gì?

   A. Bình ngô đại cáo      B. Bình Ngô sách    C. Phú núi Chí Linh   D. Dư địa chí.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 9. ( 1,5 điểm) Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 10. (1,0 điểm) Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

Câu 11. ( 0,5 điểm) Từ kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em ấn tượng nhất?

 

--- HẾT ---

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 -(PHÂN MÔN LỊCH SỬ) – ĐỀ 2

 

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) ( mỗi ý đúng 0,25 đ)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

D

B

C

B

C

B

B

A

II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

9

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của cả dân tộc.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa.

-  Biết dựa vào dân, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành giải phóng đất nước.

(1,5 điểm)

0.5

0.5

 

 

0.5

10

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:

- Lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc.

- Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông ta.

- Tài năng thao lược của các vua Trần cùng các danh tướng đặc biệt là Trần Hưng Đạo đã góp phần làm nên thắng lợi.

(1,0 điểm)

 

0.5

     

     0.25

 

0.25

11

HS nêu đúng tên và giới thiệu được về một một vị anh hùng theo cách riêng của mình nhưng phù hợp:

 - Tên nhân vật.

 - Đóng góp của nhân vật.

 - Em học tập ở nhân vật đó điểm nào?    

(0,5 điểm)

 

0.25

0.25

 

* Lưu ý: HS có ý khác vẫn tính điểm.