THU SANG ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 7 Môn học: Ngữ Văn
THU SANG

Tiết 45: Đọc – kết nối chủ điểm

THU SANG

-Đỗ Trọng Khơi-

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

 

- Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi

- Quê quán: Thái Bình

Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

2. Tác phẩm

a. Đọc

b. Xuất xứ

In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000

c. Thể loại: thơ lục bát

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bức tranh thiên nhiên lúc “thu sang”

Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:

+ Màu sắc: rực rỡ, đầy sức sống: "Vàng như tự nắng tự mưa"; "Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về"; "Xanh lên đã kiệt sức hè", "Trăng vàng rong chơi".

+ Âm thanh: sống động, vui tười: "Tiếng chim

đầy khoảng ngày xanh sang mùa", "Hồn ve lìa ngàn".

àBức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

2. Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

+ “Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”,

+ “Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

+ “Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”, v.v.

à Qua các từ ngữ và hình ảnh kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi,… tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

- Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú.

2. Nội dung

Bằng việc miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên lúc thu sang, tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên quanh mình.