TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 7 Môn học: Ngữ Văn
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Văn bản:                                                                                                

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN

VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. GIỚI THIỆU:

Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định,có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( thiên nhiên, lao động, sản xuất và xã hội )

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1. Đọc:

*Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Bố cục: 2 nhóm:

-Nhóm 1: câu 1,2,3

( tục ngữ về thiên nhiên )

-Nhóm 2: câu 5, 8

( tục ngữ về lao động sản xuất)

3. Hiểu văn bản:

-Câu 1:Đêm tháng năm…..đã tối”

+Gieo vần lưng (năm – nằm; mười- cười )

-> Tháng năm (âl) ngày dài đêm ngắn, tháng 10 (âl) đêm dài ngày ngắn

-> Câu tục ngữ giúp con người có ý thức  chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm

-Câu 2:Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

-Gieo vần lưng ( nắng- mưa ).

-Phép đối . 

-> Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết sắp xếp công việc.

-Câu 3: Ráng mở gà có nhà thì giữ”

-> cách nói hoán dụ

->Ráng vàng xuất hiện phía chân trời thì sắp có bão.

-Câu 5: “ Tấc đất tấc vàng”

->Cách nói so sánh phóng đại

->Đề cao giá trị của đất, phê phán hiện tượng lãng phí  đất

-Câu 8: “Nhất thì, nhì thục”.

- Có kết cấu ngắn gọn, đối xứng.

-Trong trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.

III. TỔNG KẾT:

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng

2. Nội dung, ý nghĩa:

Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quí giá của nhân dân ta.

IV/ LUYỆN TẬP:

- Sưu tầm 1 số câu tục ngữ khác có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng bão, lũ lụt, mưa.

-Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.