Khối lớp: Khối 9 Môn học: Ngữ Văn
LÀNG

LÀNG

                            - KIM LÂN-

  1. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:

 

    1. Tác giả: Kim Lân (1920 – 20-7-2007)
  • Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Đề tài sáng tác: những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê. 
    1. Tác phẩm: “Làng”
  • Sáng tác: 1948 trên chiến khu Việt Bắc
  • Truyện được in trên Tạp chí Văn Nghệ

số 1; là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kháng Pháp.

  1. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1/Đọc  văn bản:

             - Thể loại: truyện ngắn 

             - PTBĐ chính: Tự sự

             - Đại ý:Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở Ông Hai – một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

2/ Tóm tắt

3/Bố cục:  3 phần

  1. “Buổi trưa hôm ấy…..không nhúc nhích” [162à168]:  Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
  2. “Đã ba bốn …đến đôi phần” [168à170]: Tâm trạng xấu hổ, đau khổ buồn bực của ông sau đó.
  3. “Đoạn còn lại”: Tình cờ ông Hai mới biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng sung sướng lại yêu, lại tự hào về cái làng mình hơn xưa.

 

4/Phân tích văn bản: 

  • Tình huống gay cấn: tin làng Chợ Dầu  theo giặc là gây xung đột nội tâm

è Chi tiết tạo nên cái nút thắt của câu chuyện, gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm trạng của người nông dân yêu làng, yêu nước chân thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

  1. Ông Hai trước khi nghe tin làn Chợ Dầu theo giặc
      • Ông Hai: tầng lớp nông dân, quê làng Chợ Dầu
      • Làng Chợ Dầu: làn cách mạng, làng kháng chiến-> bị giặc khủng bố, dân làng phải đi tản cư
      • Ở nơi tản cư:

+ Ông rất nhớ làng: lúc rỗi nằm vắt tay lên trán ..ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

+ Ông rất tự hào, hãnh diện về làng: nghe tin tức  kháng chiến “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá

  1. Ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
  • Cuộc xung đột nội tâm

- Tin đến đột ngột, bất ngờ làm ông sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” à khi trấn tỉnh lại ,vẫn chưa tin “ rặn è è… nuốt một cái gì vướng ở cổ giọng lac hẳn đi …Liệu có thật không hở…?”  à nhưng rồi phải tin vì sự khẳng định của những người vừa tản cư.

- Đau xót, tủi hổ, ám ảnh day dứt

+ Cử chỉ: “cười nhạt” “cúi gằm mặt xuống mà đi” à bẽ bàng, xấu hổ, nhục nhã về cái tin quái ác ấy.

+Về nhà, nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra” “Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”

+Suốt mấy ngày không dám đi đâu, nghe ngóng, “…chột dạ…nơm nớp  tưởng như người ta đang … bàn tán đến “cái chuyện ấy“…thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông…lủi ra một góc nhà nín thít”

- Rơi vào cảnh bế tắc: “Bao nhiêu ý nghĩ đen tối…Thật là tuyệt đường sinh sống!” “..Hay là quay về làng?..”

è Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn ra liên tiếp qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của Ông Hai: nhục nhã, đau xót, sự ngờ vực chưa tin, bế tắc về cuộc sống … biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng Ông Hai, cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng theo giặc ð Xung đột nội tâm gay gắt.