TIẾT 3.: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 9 Môn học: Ngữ Văn
TIẾT 1,2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tiết : 1+2       Văn bản:  PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

                                                                                  Lê Anh Trà

I. GIỚI THIỆU

      1. Tác giả: LÊ ANH TRÀ

        Là nhà giáo, nhà lý luận phê bình văn học.

      2.Tác phẩm:    

       Trích từ bài viết “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”                                                                                                   

II.  ĐỌC&HIỂU VĂN BẢN:

      1. Đọc văn bản.

  • PTBĐ: Nghị luận
  • Thể loại: VBND

     2.  Bố cục: 3 đoạn

            + Đoạn 1: “Trong cuộc đời … rất hiện đại”:

           -> Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách HỒ CHÍ MINH.

             + Đoạn 2: “Lần đầu tiên … hạ tắm ao”:

            -> Những vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống và làm việc của HỒ CHÍ MINH.

              + Đoạn 3: Phần còn lại

            ->  Binh luận & khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa HỒ CHÍ M

       3.  Phân tích:

    a. Con đường hình thành phong cách văn hóa HỒ CHÍ MINH:

          - Vốn tri thức văn hóa của Bác sâu rộng:

        + Rộng: Từ văn hóa phương Đông sang phương Tây [khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ]

     + Sâu: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga.. đến mức khá uyên thâm.

          - Con đường để Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:

        + Đi nhiều, đến đâu cũng học hỏi, học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc.

       + Vừa tiếp thu cái hay, cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phê phán cái tiêu cực của CNTB.

        -  Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người đã trở thành phong cách HCM

   b. Vẻ đẹp phong cách sống và làm việc của HCM:

         * Giản dị, đạm bạc:

         - Chuyện ở: ngôi nhà sàn độc đáo, với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ (vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ chính trị)

        - Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ…

        - Chuyện ăn: giản dị với các món ăn dân dã, bình dị: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

        * Thanh cao, sang trọng:

          Không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

  • Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẫm mỹ cao đẹp

III/. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ trang trọng.
  • Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.
  • Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
  • Cách so sánh, đối chiếu… làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.

2. Ý nghĩa văn bản:

       Văn bản ca ngợi vẻ đẹp của phong cách HCM: kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.

  • Ghi nhớ: ( SGK/ tr.8)

IV/. Luyện tập & củng cố:

Đọc một số mẫu chuyện có liên quan đến lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch HCM.