TIẾT 3.: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 9 Môn học: Ngữ Văn
TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

TIẾT 3: Tiếng Việt

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

 

I/.Phương châm về lượng

   1/- Tìm hiểu ngữ liệu

     a. Bơi: Di chuyển trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.     

à Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung điều mà An cần biết (một địa điểm cụ thể)

       ® Cần nói đúng nội dung với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

    b. Truyện gây cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung:

- Khoe ”lợn cưới” khi tìm lợn (nên bỏ từ “cưới”)

- Khoe ”áo mới” khi trả lời người đi tìm lợn (nên bỏ ý khoe áo và bỏ cụm từ : “ từ lúc tôi mặc cái áo mới này”)

       ® Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.

    2/- Kiến thức cần nhớ (1): Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung;  nội dung ấy phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng) 

II/. Phương châm về chất 

    1/- Tìm hiểu ngữ liệu:

      Truyện cười “ Quả bí khổng lồ” : nhằm phê phán những người có tính nói khoác, sai sự thật.

     ® Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.

    2/- Kiến thức cần nhớ (2):

       Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)

III/.Luyện tập:

 BT 1: Phương châm về lượng:

a.Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà.

( thừa từ)

b. Én là một loài chim có hai cánh.

                    ( thừa từ)

à Vi phạm phương châm về lượng

BT 2: Điền vào chỗ trống:

a…nói có sách, mách có chứng.

b…nói dối

c…nói mò

d…nói nhăng. nói cuội

e…nói trạng

àCác từ  ngữ này đều chỉ những cách nói có liên quan đến phương châm về chất

BT 3: Truyện cười “Có nuôi được không?”

ð thừa câu: ”Rồi có nuôi được không?

à Vi phạm phương châm về lượng

BT 4: Giải thích:             

a.Các cụm từ thuộc nd (a)

à Thể hiện cho người nghe biết người nói chưa chắc chắn lắm về chất thông tin được nói.

b.Các cụm từ thuộc nd (b)

à Nhằm không nhắc lại thông tin cũ

            (tuân thủ phương châm về lượng)

BT 5: Giải thích thành ngữ

  • Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
  • Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
  • Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
  • Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, không có lý lẽ gì.
  • Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương.
  • Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh,không xác thực.
  • Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.

® Cần tránh cách nói trên vì sai phương châm về chất.