TIẾT 3.: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 9 Môn học: Ngữ Văn
TIẾT 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Tiết : 4        Tập làm văn

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

 

I. TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH:

1. Ôn tập văn bản thuyết minh và phương pháp thuyết minh:

       -Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.

       - Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về những sự vật hiện tượng vấn đề… được chọn làm đối tượng để thuyết minh.

Các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học là: định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh, nêu lịch sử hình thành.

2. Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh:

      Văn bản : “ HẠ LONG –ĐÁ và NƯỚC”

  • Nhận xét:

      - Thuyết minh về sự kỳ lạ của Hạ Long.

    - Phương pháp thuyết minh chủ yếu: giải thích sự vận động của nước.

    - Những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản:

       + Miêu tả: “Chính Nước đã làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.”

      + Giải thích vai trò của Nước: “Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách”.

  • Phân tích những nghịch lý trong thiên nhiên: sự sống của Đá và Nước, sự thông minh của thiên nhiên…
  • Triết lý: “ Trên thế gian này không có gì là vô tri cả. Cho đến cả Đá.”
    • Nhờ có trí tưởng tượng phong phú, và các biện pháp nghệ thuật trên mà văn bản có sức thuyết phục cao (đối tượng thuyết minh được thể hiện nổi bật).

3. Ghi nhớ : (SGK-tr.13)

II. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

        VB "Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”

  • Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
  • Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi có hệ thống:
  • Tính chất chung  (họ.giống. loài)
  • Tập tính sinh hoạt
  • Đặc điểm cơ thể
  • Qua các PP thuyết minh:
  • Định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới…
  • Phân loại: các loại ruồi
  • Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của cặp ruồi.
  • Liệt kê; mắt lưới, chân tiết ra chất dính.
  • Nét đặc biệt của văn bản;
  • Về hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên tòa.
  • Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý.
  • Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi.
  • Các BPNT sử dụng là: nhân hóa, ẩn dụ, miêu tả, kể chuyện…

® Có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, nhất là các bạn nhỏ, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.

Bài tập 2:

Đoạn văn nói về tập tính của loài chim cú dưới dạng ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau khi lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.

BPNT ở đây là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.