DE CUONG CKII ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 9 Môn học: Ngữ Văn
DE CUONG CKII

VIẾNG LĂNG BÁC - Viễn Phương -

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 

  Mở bài

       Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Đoạn thơ diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác.

     Thân bài   

    - Khái quát:

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn quê tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng, ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.Bài thơ Viếng lăng Bác” ra đời năm 1976. Sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Đoạn thơ nằm ở khổ 1 và 2 của bài thơ.

    - Luận điểm 1:Khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.

- Với lời lẽ giản dị, câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

- Sử dụng đại từ nhân xưng " Con - Bác": cách nói, cách xưng hô quen thuộc của người miền Nam để gợi sự gần gũi, thân thiết, thể hiện lòng tôn kính và tình cảm yêu thương ruột thịt. Cách xưng hô ấy còn gợi một liên tưởng tác giả như một đứa con xa nay mới được trở về bên vị cha già của dân tộc.

- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh khi sử dụng từ "thăm" để thay cho từ "viếng" để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa về muộn, đồng thời gợi liên tưởng như Bác đang còn sống trong lòng dân tộc Việt Nam…

=> Câu thơ giản dị như một lời kể, xong nó lại gói ghém bao tình cảm của người con miền Nam sau bao mong nhớ, đợi chờ mới được về thăm lăng Người.

- Đứng trước lăng Bác, ấn tượng đầu tiên trong lòng nhà thơ là hàng tre:

    " Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

       Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

       Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

   +Hình ảnh "hàng tre bát ngát"         là một hình ảnh tả thực về quang cảnh quanh lăng Bác; đồng thời gợi sự gần gũi, thân thương của những xóm làng Việt Nam.

    +Từ cảm thán "Ôi!" biểu thị niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.

    +Hình ảnh "hàng tre xanh xanh Việt Nam" là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng:

     +Hàng tre ấy tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt Nam với sức sống mạnh mẽ, với tinh thần kiên cường, bất khuất.

    +Thành ngữ "bão táp mưa sa" gợi về những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã cùng nhau vượt qua để dựng nước và giữ nước.

   +Lối miêu tả " đứng thẳng hàng" gợi những hàng tre mang dáng dấp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất như tính cách của người dân Việt Nam.

=> Khổ thơ là niềm xúc động sâu sắc, niềm thành kính của Viễn Phương khi đến thăm và đứng trước lăng Bác.

Luận điểm 2:Khổ thơ thứ hai thể hiện niềm xúc động chân thành, lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với công lao vĩ đại của Bác.

 - Nghệ thuật sóng đôi giữa hình ảnh "mặt trời" thực và "mặt trời" ẩn dụ.

 - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng", là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài.

  - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ: "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ: Bác chính là mặt trời chân lý, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác.

  -  Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày " đi qua trên lăng" và nhìn thấy mặt trời "trong lăng rất đỏ" đã tô đậm hơn tầm vóc vĩ đại của Người.

- Chi tiết đặc tả "rất đỏ"          gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.

- Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng được miêu tả qua hai câu thơ:

  “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

- Hình ảnh "dòng người" đi liền với điệp từ "ngày ngày" gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào lăng viếng Bác, mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.

- Hình ảnh "tràng hoa" là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng đến dòng người vào lăng viếng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam.

- Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người - 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.

=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

Đánh giá        

Đoạn thơ sử với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào kết hợp với thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng.Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi có ý nghĩa khái quát và mang giá trị biểu cảm.Đoạn thơ góp phần tạo nên thành công của bài thơ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam khi viếng lăng Bác.Tình cảm của nhà thơ dành cho Bác cũng là tình cảm của cả dân tộc Việt Nam.

Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ diễn tả niềm xúc động sâu sắc, niềm thành kính của Viễn Phương khi đến thăm lăng Bác. Đoạn thơ cũng như bài thơ đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc đã để lại trong lòng người đọc niềm xúc động sâu xa. Niềm xúc động, thành kính thiêng liêng, nỗi nhớ thương luyến tiếc của nhà thơ trong đoạn thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Việt Nam nói chung dành cho Bác.

 

 

Đề 2:Phân tích đoạn thơ sau:

“…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

          Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

           Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

 

            Mở bài

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Đoạn thơ diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi  vào lăng viếng Bác.

Thân bài        

Khái quát:

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn quê tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng, ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. Bài thơ Viếng lăng Bác” ra đời năm 1976. Sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Đoạn thơ nằm ở khổ 2 và 3 của bài thơ.

 

Luận điểm 1: Khổ thơ thứ nhất thể hiện tấm lòng thành kính, tình yêu thương, niềm biết ơn sâu sắc của nhà thơ và nhân dân đối với bác Hồ kính yêu.

- Nghệ thuật sóng đôi: giữa hình ảnh "mặt trời" thực và "mặt trời" ẩn dụ.

 - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng", là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài.

  - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ: "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ: Bác chính là mặt trời chân lý, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác.

  -  Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày " đi qua trên lăng" và nhìn thấy mặt trời "trong lăng rất đỏ" đã tô đậm hơn tầm vóc vĩ đại của Người.

- Chi tiết đặc tả "rất đỏ"          gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.

- Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng được miêu tả qua hai câu thơ:

  “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

- Hình ảnh "dòng người" đi liền với điệp từ "ngày ngày" gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào lăng viếng Bác, mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.

- Hình ảnh "tràng hoa" là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng đến dòng người vào lăng viếng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam.

- Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người - 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.

=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ

Luận điểm 2: Khổ thơ còn lại bộc lộ nỗi đau xót tột cùng của nhà thơ trước sự ra đi của Bác.

- Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian:

             " Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

                Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền."

- Sử dụng nghệ thuật nói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang “ngủ” một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

- Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng sáng dịu hiền":

+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.

+ Đồng thời hình ảnh đó còn bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác và gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.

- Nỗi đau xót của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi".        

- "Trời xanh", trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.

- Mặt khác, "trời xanh" còn là một hình ảnh ẩn dụ: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như "trời xanh" còn mãi.

 -"Nhói" là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt . Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau đớn tột cùng không nói thành lời.

- Cặp quan hệ từ "vẫn, mà" diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Tác giả đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.

- Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài.

 

Đánh giá        

Đoạn thơ sử với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào kết hợp với thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi có ý nghĩa khái quát và mang giá trị biểu cảm. Đoạn thơ góp phần tạo nên thành công của bài thơ, thể hiện tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác, gợi nỗi đau xót tột cùng của Viễn Phương khi vào trong lăng nhìn thấy Bác. Nỗi đau này không chỉ của nhà thơ mà cũng là của nhân dân Việt Nam khi nghĩ về sự ra đi của Bác.

Kết bài           

Tóm lại, đoạn thơ cũng như bài thơ đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc đã để lại trong lòng người đọc  tình yêu thương , kính trọng , biết ơn sâu sắc và nỗi đau xót tột cùng. Đây cũng là nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam trước sự mất mát vô cùng to lớn. Bác mãi mãi là viên ngọc sáng, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.

 

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

 

 

            Mở bài

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.Đoạn thơ thể hiện nỗi đau xót tột cùng khi Bác không còn nữa và tâm trạng lưu luyến của Viễn Phương trước khi rời lăng Bác.

Thân bài        

Khái quát:

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn sinh năm 1928 quê tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng, ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. Bài thơ Viếng lăng Bác” ra đời năm 1976. Sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Đoạn thơ thuộc hai khổ cuối của bài thơ.

Luận điểm 1:Khổ thơ thứ nhất thể hiện nỗi đau xót tột cùng của nhà thơ trước sự ra đi của Bác.

-Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian:

  " Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

                Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền."

-Sử dụng nghệ thuật nói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang “ngủ” một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

- Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng sáng dịu hiền":

+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.

+ Đồng thời hình ảnh đó còn bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác và gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.

-Nỗi đau xót của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi".         

- "Trời xanh", trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.

- Mặt khác, "trời xanh" còn là một hình ảnh ẩn dụ: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như "trời xanh" còn mãi.

 -"Nhói"là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt . Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau đớn tột cùng không nói thành lời.

-Cặp quan hệ từ "vẫn, mà"diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn.Tác giả đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.

-Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài.

Luận điểm 2: Khổ thơ cuối thể hiệntâm trạng tiếc nuối, lưu luyến của nhà thơ trước khi rời lăng Bác.

- Khép lại nỗi đau mất mát ở khổ thơ trên là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời Bác.

              "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

- Từ ngữ chỉ thời gian "Mai" đi liền với địa danh "miền Nam"           gợi sự chia xa, gợi khoảng cách, gợi cả tấm lòng, tình cảm của những người con miền Nam.

- Cách nói "thương trào nước mắt" đã cụ thể hóa nỗi nhớ thương da diết, gợi chiều sâu của sự gắn bó với miền Bắc, với bác Hồ của những người miền Nam.

           

- Nhà thơ bày tỏ ước muốn hóa thân để ở lại bên cạnh Bác:

" Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

  Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

  Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

- Nhịp điệu dồn dập và điệp từ "muốn làm" khởi đầu cho mỗi dòng thơ giúp nhà thơ tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước.

- Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi: "con chim", "đóa hoa", "cây tre" có hai lớp nghĩa

 - Lớp nghĩa thực: Tác giả muốn góp cuộc đời mình để làm đẹp cho cảnh quan quanh lăng, ao ước được hóa thân thành con chim để cất tiếng hót làm vui lăng Bác; làm đóa hoa để đem lại sắc hương, tô điểm cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện "Muốn làm cây tre trung hiếu" để nhập vào hàng tre bát ngát, toả bóng mát cho lăng.

- Lớp nghĩa ẩn dụ: khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu cho Người; bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già của dân tộc; góp phần làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang, trung hiếu của tâm hồn Việt Nam.

- Bài thơ khép lại bằng hình ảnh "cây tre trung hiếu", tạo nên một kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm bày tỏ khát vọng và tấm lòng nhà thơ dành cho Bác. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.

Đánh giá        

Đoạn thơ sử với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào kết hợp với thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng.Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi có ý nghĩa khái quát và mang giá trị biểu cảm.Đoạn thơ góp phần tạo nên thành công của bài thơ, thể hiện tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác, gợi nỗi đau xót tột cùng của Viễn Phương và tâm trạng lưu luyến trước khi rời lăng Bác. Đó cũng là nỗi đau và tâm trạng không chỉ của nhà thơ mà cũng là của nhân dân Việt Nam khi nghĩ về sự ra đi của Bác.

Kết bài           

Tóm lại, đoạn thơ cũng như bài thơ đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc đã để lại trong lòng người đọc nỗi đau xót tột cùng và sự lưu luyến, bịn rịn không nói nên lời. Đây cũng là  cảm xúc chung của dân tộc Việt Nam khi đến thăm lăng Bác. Bác mãi mãi là viên ngọc sáng, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.

 

*******

SANG THU - Hữu Thỉnh -

Đề 1:Phân tích đoạn thơ sau

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

             Chim bắt đầu vội vã

             Có đám mây mùa hạ

             Vắt nửa mình sang thu

 

            Mở bài:

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Đoạn thơ cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của của nhà thơtrước những tín hiệu báo sang thu và những biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu.

Thân bài

Khái quát:

Hữu Thỉnh quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm 1977. Những suy ng của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ Sang thu lắng sâu cảm xúc. Đoạn thơ thuộc khồ 1 và 2 của bài thơ.

Luận điểm 1: Đoạn thơ cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ trướcnhững tín hiệu báo sang thu.

“Bỗng nhận ra hương ổi

  Phả vào trong gió se

 Sương chùng chình qua ngõ"

“Bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ → đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.

 “hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

“phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió heo may, lan tỏa khắp không gian.

"Sương chùng chình": những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. → Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

→ Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.

- Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:

"Hình như thu đã về"

"Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.

→ Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.

→ Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.

→ Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện “hương ổi”, “gió se” và “sương”.

Luận điểm 2: Khổ thơ còn lại cho thấy những biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu.

-Thủ pháp đối lập kết hợp nghệ thuật nhân hóa “Sông- dềnh dàng”, “chim-vội vã” làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

+ Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

+ Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

+ Được lúc, bắt đầu; thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cái cảm nhận sự mới chớm và bắt đầu của mùa thu.

->Hai câu thơ diễn tả những động thái ngược chiều nhau của sự vật rất đặc trưng cho cảnh sắc sang thu.

- Hình ảnh nhân hóa “vắt nửa mình” kết hợp với liên tưởng độc đáo gợi hình ảnh một đám mây bồng bềnh, duyên dáng trên bầu trời, đám mây được nhìn bằng mắt và cả sự rung động của tâm hồn. Đám mây bâng khuâng nửa bên bầu trời mùa hạ, lúc nào đó đám mây tràn sang trọn vẹn bầu trời mùa thu. Cái độc đáo trong hai câu thơ này là nhà thơ lấy không gian để miêu tả thời gian.

-> Đó là sự cảm nhận và liên tưởng tinh tế của nhà thơ->không khí chớm thu thư thái lắng đọng, lâng lâng lan tỏa khắp không gian.

-> Con người xao xuyến, say sưa trước vẻ đẹp của tạo vật.

Đánh giá

Nhà thơ thành công trong việc khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa.Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, nhân hóa, từ láy.Đoạn thơ là sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ về tín hiệu của sự chuyển mùa hạ- thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của của nhà thơ trước những tín hiệu báo sang thu và những biến chuyển âm thàm trong lòng cảnh vật lúc vào thu. Qua đó, ta thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật đáng trân trọng của nhà thơ.

******

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

 

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hang cây đứng tuổi

 

            Mở bài

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.Đoạn thơ nói về những biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu và suy ngẫm triết lí của nhà thơ.

Thân bài

Khái quát 

Hữu Thỉnh quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm 1977. Những suy ng của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ Sang thu lắng sâu cảm xúc. Đoạn thơ thuộc 2 khổ cuối của bài thơ.

Luận điểm 1: Khổ thơ thứ nhất cho thấy những biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu.

-Thủ pháp đối lập kết hợp nghệ thuật nhân hóa “Sông- dềnh dàng”, “chim-vội vã” làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

+ Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

+ Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

+ Được lúc, bắt đầu; thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cái cảm nhận sự mới chớm và bắt đầu của mùa thu.

->Hai câu thơ diễn tả những động thái ngược chiều nhau của sự vật rất đặc trưng cho cảnh sắc sang thu.

- Hình ảnh nhân hóa “vắt nửa mình” kết hợp với liên tưởng độc đáo gợi hình ảnh một đám mây bồng bềnh, duyên dáng trên bầu trời, đám mây được nhìn bằng mắt và cả sự rung động của tâm hồn. Đám mây bâng khuâng nửa bên bầu trời mùa hạ, lúc nào đó đám mây tràn sang trọn vẹn bầu trời mùa thu. Cái độc đáo trong hai câu thơ này là nhà thơ lấy không gian để miêu tả thời gian.

-> Đó là sự cảm nhận và liên tưởng tinh tế của nhà thơ->không khí chớm thu thư thái lắng đọng, lâng lâng lan tỏa khắp không gian.

-> Con người xao xuyến, say sưa trước vẻ đẹp của tạo vật.

            Luận điểm 2: Khổ thơ cuối miêu tả thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm triết lí của nhà thơ.

- Nắng vẫn còn, mưa bớt, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm.

- Vẫn còn, vơi dần -> các tính từ chỉ mức độ bớt dần hạ đang nhạt dần, thu đậm nét hơn.

- Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần bởi gió se đã đến chứ không còn chói chang, dữ dội, gay gắt.

- Mưa đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất chợt đến rồi chợt đi.Từ “vơi” có giá trị gợi tả cái thưa thớt dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

-> Mùa hạ như vẫn đang vấn vương, níu kéo điều gì, thời gian vẫn cứ tuần hoàn, thu đã sang.

- Sấm là hiện tượng tự nhiên của thời tiết. Đó là hình ảnh thực của tự nhiên, sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.

- Nghĩa ẩn dụ: những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

- Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh tả thực của tự nhiên về những hàng cây cổ thụ lâu năm.

- Nghĩa ẩn dụ: thế hệ con người từng trải, đã từng vượt qua những khó khan, những thăng trầm của cuộc đời.

-> Những con người từng trải, đã trải qua những khó khăn của cuộc đời thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Đánh giá

Nhà thơ khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa,sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, nhân hóa, từ láy, ẩn dụ đặc sắc. Đoạn thơ rất độc đáo trong tạo hình và và rất tinh tế trong cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm mang tính triết lí về con người và cuộc đời.

           Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ nói về những biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu và suy ngẫm mang tính triết lí của nhà thơ. Qua đó, ta thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật đáng trân trọng của nhà thơ.

 

******

NÓI VỚI CON - Y Phương -

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Mở bài:

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Đoạn thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là tình cảm gia đình và tình quê hương.

Thân bài

Khái quát:

Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sang, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được viết 1980, trích trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1980”. Đoạn thơ nằm ở phần mở đầu bài thơ.

Luận điểm 1: Đoạn thơ cho thấy cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người đó chính là tình cảm gia đình.

-Đoạn thơ gợi ra khung cảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, có đứa trẻ đang tập đi, tập nói trong sự nâng niu đón chờ của cha mẹ:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

 

- Hình ảnh hoán dụ: chân phải bước tới cha- chân trái bước tới mẹ

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng nói, tiếng cười rộn vang trong căn nhà nhỏ, hạnh phúc trở nên hiện hữu, ngập tràn.

=> Hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ngay ngôi nhà bé nhỏ, nơi có chồng, có vợ, có con có tiếng nói, tiếng cười.

- Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp ngữ.

-> Con được sống trong cái nôi ấm áp của hạnh phúc gia đình. Hãy biết trân trọng niềm hạnh phúc giản dị ngọt ngào và rất đỗi thiêng liêng đó.

-> Tác giả gởi thông điệp đó đến cho người đọc thông qua cách nói giản dị, giàu hình ảnh.

Luận điểm 2: Đặc biệt, đoạn thơ còn cho thấy cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người còn là tình quê hương.

- “Người đồng mình yêu lắm con ơi” là câu cảm thán chứa đựng niềm xúc động nghẹn ngào.

- Cách nói “Người đồng mình” thật độc đáo để chỉ người vùng mình, quê hương mình, thể hiện tính cộng đồng ấm áp.

- Các động từ “Đan, cài, ken” thể hiện sự đoàn kết gắn bó cần cù chăm chỉ, khéo léo tài hoa, sự lạc quan yêu đời.

->Cuộc sống lao động vui tươi ấm áp, mang bản sắc văn hóa độc đáo.

-Rừng cho hoa:tượng trưng cho hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình

- “Con đường cho những tấm lòng”, đó là tấm lòng bao dung, tình nghĩa của quê hương.

-> Con không chỉ lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, con còn trưởng thành trong thiên nhiên thơ mộng và tấm lòng tình nghĩa của những con người nơi đây.

- “Cha mẹ nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

->Ngày cưới là mốc son trong cuộc sống của cha mẹ, là ngày khởi đầu của hạnh phúc, yêu thương.

->Lời thơ thể hiện sự trân trọng thiêng liêng hướng tới gia đình, niềm biết ơn âm thầm đối với quê hương.

-> Qua đoạn thơ, cha muốn truyền cho con những tình cảm cội nguồn, nhắn nhủ con phải trân trọng gia đình, quê hương.

            Đánh giá

Đoạn thơ có giọng điệu thiết tha, trìu mến. Hình ảnh mộc mạc, khái quát mà vẫn giàu chất thơ. Cách nói giàu hình ảnh của người miền núi. Đoạn thơ là lời cha nói với con về tình cảm gia đình, nhắc nhở con phải trân trọng gia đình và quê hương, đó cũng là lời gởi đến thế hệ sau của các bậc cha mẹ.

Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là tình cảm gia đình và tình quê hương. Qua đó, ta thấy tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng, sâu nặng.Vì vậy, mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng giữ gìn và vun đắp những tình cảm đẹp đẽ ấy.

 

********

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Mở bài

Đoạn thơ trên đề bài được trích từ bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Đoạn thơ cho thấyvẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình và mong ước của người cha.

Thân bài

Khái quát:

Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sang, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được viết 1980, trích trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1980”. Đoạn thơ nằm ở phần cuối bài thơ.

Luận điểm 1:Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình.

-“Thương” là cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ đó là sự đồng cảm, chia sẻ, trân trọng.

- “Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

->Hình ảnh thơ mang đậm cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

-Tính từ: “cao”, “xa” chỉ nỗi buồn và chí lớn.

-> Tác giả mượn kích thước của không gian để nói lên tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, sự bền gan vững dạ của người đồng mình.

- “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn” thể hiện tiếng nói vừa tha thiết vừa quyết liệt, gìn giữ những giá trị làm người. Sau câu thơ này là những điều nhà thơ tâm đắc nhất về lời của người cha muốn truyền gởi cho con.Đó là hãy gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp nhất của người đồng mình.

-Đó là thái độ sống tích cực nhìn thẳng vào khó khan, thử thách để đối mặt: không chê, không lo.

-Quê hương dẫu nhọc nhằn, vất vả nhưng người đồng mình không quay lưng lại với quê hương.

-> Đó là lối sống giản dị, tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với quê hương.

-Hình ảnh so sánh: “Sống như sông như suối

 Lên thác xuống ghềnh”

thể hiện ý chí kiên cường, mạnh mẽ, sức sống bền bỉ của người quê hương.

-Hình ảnh đối lập: thô sơ da thịt với chẳng mấy ai nhỏ bé. Đó là sự đối lập giữa con người giản dị, mộc mạc nhưng giàu ý chí, nghị lực.

-Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” vừa miêu tả chân thật công việc của người miền núi, vừa thể hiện ý chí tự lực tự cường xây dựng quê hương, làm thay đổi diện mạo quê hương, hun đúc nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.

-> Y Phương đã tạo nên một bức tượng đài sừng sững về con người quê hương ông với tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc.

=> Đoạn thơ là lời cha muốn truyền cho con về niềm tự hào về truyền thống và sức sống bền bỉ của quê hương, mong con sống thủy chung, ân nghĩa với quê hương,

Luận điểm 2:Bốn câu thơ cuối bài là lời dặn dò của người cha.

-Giọng thơ thiết tha trìu mến, chất chứa tình yêu:con ơi, nghe con

-Kết cấu đối lập tương phản được lặp lại: “thô sơ da thịt”, “không bao giờ nhỏ bé”, đó là sự đối lặp giữa hoàn cảnh sống khó khăn với lẽ sống cao đẹp, ý chí nghị lực.

-Câu phủ định “Không bao giờ nhỏ bé được” thể hiện thái độ quyết liệt không chịu sống hèn kém, tự ti. Cha mong con hãy sống tự lập, đường hoàng, bản lĩnh, tự tin.

Đánh giá

Tác giả thành công trong việc sử dụng hình ảnh thơ đối lập, điệp ngữ, hình ảnh so sánh độc đáo, lời thơ mộc mạc, giàu sức khái quát, cách tư duy giàu hình ảnh. Đoạn thơ gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình và mong ước của người cha. Qua đó, ta thấy tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng, sâu nặng.Vì vậy, mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng giữ gìn và vun đắp những tình cảm đẹp đẽ ấy.

 

******

 

MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải –

Đề 1:Phân tích đoạn thơ sau

 

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
   Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

 

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

 

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

.

            Mở bài:

Đoạn thơ được trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên và mùa xuân đất nước.

Thân bài:

Khái quát:

Thanh Hải quê ở Thừa-Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sang tác 11-1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh không bao lâu nhà thơ qua đời. Đoạn thơ nằm ở phần mở đầu bài thơ.

Luận điểm 1: Khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên.

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của nhà thơ.

    + Vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng.

    + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”.

    + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của ông trước thiên nhiên, cuộc đời.

    + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

    + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng.”

→ Nhà thơ say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

Luận điểm 2: Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

- Sáng tạo của nhà thơ thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”.

    + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất.

    + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình.

    + Nhà thơ sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

    + Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước.

“Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

    + Nhà thơ không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng.

    + Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

→ Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc.

Đánh giá     

Nhà thơ thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, đảo ngữ, ẩn dụ, so sánh, đoạn thơ toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân xứ Huế và mùa xuân đất nước. Qua đó, nhà thơ bộc lộ một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết thật đáng trân trọng.

Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Qua đó, nhà thơ bộc lộ một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết thật đáng trân trọng.

 

******

 Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau

 

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

 

 

Mở bài:

Đoạn thơ được trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đoạn thơ thể hiện khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của nhà thơ.

Thân bài:

Khái quát:

Thanh Hải quê ở Thừa-Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sang tác 11-1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh không bao lâu nhà thơ qua đời. Đoạn thơ thuộc khổ 4, 5 của bài thơ.

Luận điểm 1: Khổ thơ đầu thể hiện khát vọng được cống hiến của nhà thơ.

- Khát vọng được hòa nhập, được mang đến niềm vui cho đời:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến

- Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “Ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => Thể hiện khát vọng mãnh liệt được cống hiến của nhà thơ.

  • Làm con chim hót: góp tiếng hót, âm thanh tươi mới, hân hoan cho đời.
  • Làm một cành hoa: góp hương thơm, sắc thắm cho đời, điểm tô cho cuộc sống.

=> Đó là những ước mơ vô cùng nhỏ bé, đơn sơ, tô điểm cho mùa xuân của đất nước.

+ Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm thầm lặng lẽ nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân.

- Nhà thơ sử dụng đại từ “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó còn là khát vọng chung của một dân tộc.

=> Khổ thơ  đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh của dân tộc mà hi sinh mình. Đây chính là tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã sống trọn nhịp thở với đất nước, với quê hương.

Luận điểm 2: Khổ thơ cuối đoạn thể hiện ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, không kể tuổi tác.

     Một mùa xuân nho nhỏ
  Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

  • “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi một sự cống hiến thầm lặng => Nhà thơ muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
  • Nhà thơ đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc.

=> Nhà thơ có một cách sống thật đẹp, đó là một lẽ sống cống hiến khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không mong cầu được tôn vinh.

  • Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời.
  • “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời gian, bất kể khi còn hăng hái hay đã sắp cạn sức lực, vẫn muốn đóng góp mọi thứ của mình cho sự nghiệp chung.

-> Đây chính là lợi tự nhủ bản thân phải kiên trì, phải quật cường dẫu cho thời gian có thể cướp đi sức trẻ của con người, để có thể mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn của quê hương.

Đánh giá

Nhà thơ thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, tha thiết, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, ẩn dụ, điệp ngữ, đoạn thơ thể hiện điều tâm niệm thật chân thành, tha thiết của nhà thơ. Thanh Hải đã vượt lên cả bệnh tật, tuổi già bằng một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt để luôn hướng mình đến lối sống có ích cho đời.

Kết bài   

Tóm lại, đoạn thơ thể hiện khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của nhà thơ. Đó là một ý thức cao đẹp, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, là một khát vọng sống mãnh liệt để mãi được cống hiến, là một ý thức bất diệt trong tâm hồn của nhà thơ Thanh Hải.

 

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

- Lê Minh Khuê-

Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi  của Lê Minh Khuê.

I. Mở bài      

- Giới thiệu nhân vật Phương Định(Truyện kể về Phương Định, một cô gái dũng cảm trong chiến đấu, hồn nhiên trẻ trung yêu đời, có tình đồng chí đồng đội gắn bó)

II. Thân bài

1.Tác giả, tác phẩm

2. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, tâm hồn trong sáng:

- Phương Định là cô gái có nét đẹp duyên dáng, yêu kiểu: Một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; hai bím tóc dài, mềm mại; đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng, cái nhìn xa xăm …. Vẻ đẹp của Phương Định đã hấp dẫn bao tràng trai, chính cô thừa nhận “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi…”.

- Cách cư xử: ý nhị, kín đáo, kiêu kì của con gái Hà Thành. Phương Định nhạy cảm, biết mình được nhiều anh lính để ý nhưng cô chưa dành tình cảm cho ai, cô không săn sóc vồn vã như những cô gái khác.

- Vào chiến  trường, sống ở nơi sự sống hủy diệt nhưng lúc nào Phương Định cũng giữ nguyên những nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn:

            + Thích làm duyên, làm điệu ngay giữa cuộc sống chiến trước khốc liệt: thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng …

            + Thích hát, hay hát, tự bịa cả ra lời hát; hát trong mọi khoảnh khắc như chưa  bao giờ nghe thấy bom rơi, đạn nổ. Tiếng hát của cô át tiếng bom, át cả đau thương, gian khổ hiểm nguy. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin yêu cuộc sống.

            + Hồn nhiên, mơ mộng: đêm đêm, cô nhìn lên những ngôi sao trên bầu trời, mở về một ngày mai hòa bình, thống nhất. Khi một trận đánh khốc liệt vừa đi qua,  chỉ một cơn mưa đá bất ngờ ập xuốn nơi núi rừng Trường Sơn cũng khiến Phương Định quên hết cả mưa bom, bão đạn, quên cả căng thẳng, hiểm nguy; cô và đồng đội lại say sưa tận hưởng niềm vui như con trẻ, đưa cô sống lại tất cả những kí ức tươi đẹp thời thiếu nữ kiêu sa bên gia đình nơi thành phố mến thương.

            . Chiến tranh, bom đạn kẻ thù có thể hủy diệt sự sống nhưng không bao giờ cướp đi được sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan và sự trong sáng, tâm hồn trẻ trung của những cô gái trẻ như Phương Định.

3. Phương Định là nữ thanh niên xung phong dũng cảm, can trường, tinh thần trách nhiệm cao.

- Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hiến dâng cuộc đời mình cho  tổquốc;

            + Phương Định cũng có thời học sinh hồn nhiên, trong sáng. Cô có những tháng ngày sống bình yên, hạnh phúc cùng với mẹ trong một ngôi nhà nhỏ.

            + Nhưng khi Tổ quốc cần những người con ra trận, cô đã từ biệt Hà Thành trở thành thanh niên xung phong sống và chiến đấu tại một cao điểm ác liệt ở mặt trận Trường Sơn.

            + Vào đây mới được ba năm, một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để cô quen với bom đạn chiến đấu và hi sinh.

            + Cô nói về công việc của mình: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ  và nếu cần thì phá bom” . Đó là những công việc hết sức nguy hiểm nhưng được cô nói gọn gàng, nhẹ như không, giản dị mà cũng thật anh hùng.

            Công việc đủ gian khổ và nguy hiểm, nhưng với Phương Định được sống và chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ khi được hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước.

- Phương Định rất dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc phá bom.

            + Khí phách anh hùng và lòng dũng cảm của cô thể hiện rõ nhất khi cùng đồng đội đi phá bom. Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mỗi ngày địch trút bom từ ba đến năm lần. Nen phá bom là công việc thường xuyên của cô. Nhưng mỗi lần phá bom đều rất căng thẳng, từng cảm giác nhỏ nhất của Phương Định đã được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế.

            Khi đi đến bên quả bom; cô không đi khom “khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Khai thác chi tiết này nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt đẹp của con người Việt Nam khi ra trận : một cô gái mảnh dẻ, nhỏ bé nhưng không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù.

            Ở bên quả bom, cô phải làm nhiều động tác, đào lỗ chôn thuốc mìn, dòng dây cháy chậm, châm ngòi,  khỏa lấp đất rồi chạy về nơi trú ẩn. Nhưng khi lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, cô phát hiện vỏ quả bom đang nóng lên nhưng lại không rõ nguyên nhân. Vậy mà cô vẫn bình tĩnh, thao tác cẩn trọng, tỉ mì, thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao.

            Chờ quả bom nổ: đây là giây phút căng thẳng nhất. Và trong cô còn có thêm sự lo lắng; nhỡ thuốc mìn không nổ phải chôn lại lần thứ hai trong khi quả bom đang nóng lên. Nguy hiểm nhân lên nhiều lần. Trong cô đã nghĩ tới cái chết nhưng rất mờ nhạt. Vì với cô, dù phải hi sinh cô cũng quyết tâm phá bằng được quả bom.

            +  Những lúc căng thẳng, hiểm nguy, Phương Định có nghĩ cái chết nhưng “chỉ là cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, chưa bao giờ cái chết trở thành nỗi ám ảnh đến mức cô phải lo lắng, phải trằn trọc. Cô đặt mục đích hoàn thành nhiệm vụ phá bom lên trên cả tuổi xuân, trên cả mạng sống của mình.

4.Phương Định là cô gái giàu tình cảm, giàu tình đồng chí, đồng đội.

- Cô yêu mến, khâm phục tất cả những chiến sĩ có gặp đêm đêm trên mỗi bước đường ra trận. Cô coi họ là thần tượng, là những người dùng cảm, thông minh và can đảm nhất. Họ là động lực tiếp cho cô sức mạnh mỗi khi làm nhiệm vụ phá bom.

- Phương Định dành nhiều tình cảm nhất cho những chị em trong cùng tổ trinh sát. Cô kể về họ bằng giọng kể đầy thân thương, trìu mến và hiểu họ một cách sâu sắc. Cô coi Nho, Thao như người thân trong gia đình. Cô khâm phục, ngưỡng mộ sự “Bình tĩnh đến phát bực” của chị Thao, cô hiểu tất cả những điểm yếu, những lo toan đang quay cuồng trong đầu óc chị. Cô nhìn nhận và coi Nho như một đứa em gái đáng yêu. Nho bị thương, cô làm tất cả, chăm sóc cho Nho như một người em, như một nữ y tá dạn dầy kinh nghiệm chiến trường. Nhìn vào mắt đồng đội, cô hiểu được tất cả những nghĩ suy thầm kín trong lòng họ.

            Tình đồng chí đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, xoa dịu trong cô  nỗi nhớ gia đình, người thân, là động lực để cô chiến đấu dũng cảm để hướng về ngày mai hòa bình.

  Đánh giá

- Chọn ngôi kể thứ nhất, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trẻ trung đầy nữ tính, giàu tính khẩu ngữ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực, đời thường(tâm trạng dễ vui, dễ  buồn, hay mơ mộng, hoài niệm của tuổi mới lớn ; cảm giác sắc nhọn mỗi lần bên trái bom…); đặt nhân vật trong những tình huống đặc biệt, khám phá, phát hiện và miêu tả nhân vật qua những hành động, suy nghĩ, …

- Lời kể linh hoạt, dùng nhiều câu văn ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt.

Phương Định mang lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời  chống Mĩ, sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, như bao chàng trai, cô gái Việt Nam tình nguyện lên đường bảo vệ non sông. Chiến công thầm lặng của  Phương Định  và đồng đội đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp thống nhất non sông, Bắc Nam sum họp.

III. Kết bài

- Nhân vật Phương Định là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, cống hiến không  tiếc máu xương để giữ cho tuyến đường Trường Sơn không một giờ đứt mạch. Qua nhân vật, người đọc thêm yêu mến, tự hào, trân trọng hơn quá  khứ hào hùng của dân tộc.

- Liên hệ trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay: tiếp nối và phát huy những lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ cha anh, gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh,…                    

Đề 2:

          Phân tích đoạn văn “Bây giờ là buổi trưa…trên mũ”[…] “Tôi dùng cái xẻng nhỏ…cát lạo xạo trong miệng”

        Đoạn văn trên đề bài được trích từ truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh  Khuê. Đoạn trích đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhân vật Phương Định - một cô gái hồn nhiên, trẻ trung, nữ tính nhưng cũng rất dũng cảm khi quá bom.

         “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lê Minh Khuê. Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn. Bà là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc xảo đặc biệt là nhân vật phụ nữ. Truyện của Lê Minh Khuê chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.“ Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Đoạn văn trên được trích từ phần giữa của truyện ngắn thể hiện vẻ trẻ trung cùng lòng dũng cảm của nhân vật PĐ khi cô đi phá bom.

           Đọc đoạn trích ta vô cùng cảm mến bởi vẻ trẻ trung, hồn nhiên, nữ tính của Phương Định.Cô hay mơ mộng và thích hát, thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó cô tự bịa ra lời rồi hát… PĐ nhạy cảm, quan tâm đến vẻ đẹp hình thức của mình. Cô tự đánh giá mình là một cô gái khá với hai bím tóc dày tương đối mềm, chiếc cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đặc biệt là đôi mắt đẹp như vì sao xa xăm. Cô biết mình đẹp, được nhiều người để ý hay gửi thư đường dài cho cô nhưng cô lại kín đáo không thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Trong suy nghĩ của PĐ những người thông minh, can đảm, đẹp nhất, cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Dù vậy, khi gặp họ cô cũng chỉ đứng từ xa lặng lẽ nhìn. Vì thế nên cô thường cho mình là kiêu kì, điệu.

           Ngoài ra đọc đoạn trích trên ta còn vô cùng cảm phục bởi tinh thần dũng cảm của PĐ khi phá bom. Phá bom là công việc vô cùng nguy hiểm, phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom. Vậy mà đối với họ công việc này đã trở thành thường ngày “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít ba lần”. Dù quen là vậy, nhưng mỗi lần phá bom là mỗi lần thần kinh căng thẳng đòi hỏi PĐ phải hết sức bình tĩnh, quả cảm, dũng cảm hết sức. Sau đây ta hãy nghe lời tâm sự của cô trong một lần phá bom (…)Thao tác phá bom của cô nhanh nhẹn, chuẩn xác, khéo léo và thuần thục “dùng cái xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”, “bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào”, “châm ngòi”, “khỏa đất” rồi chạy về nơi ẩn nấp. Trong lúc phá bom PĐ có nghỉ đến cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt thoáng qua, quan trọng cô nghĩ đến trách nhiệm của mình “ liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để chăm mìn lần thứ hai ?”. Tâm lí PĐ khi phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng ý nghĩ, cảm giác dù chỉ là thoáng qua, để từ đó toát lên tinh thần bình tĩnh, dũng cảm, quả cảm ở cô rất đáng khâm phục.

            Đoạn trích thành công bởi có lời trần thuật tự nhiên. Ngoài ra còn bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, cụ thể đến từng ý nghĩ, cảm giác đặc biệt tâm lí PĐ khi phá bom. Thêm vào đó là việc lựa chọn người kể chuyên thích hợp là PĐ- nhân vật chính của truyện làm cho câu chuyên chân thật, gần gũi với đời sống. Tất cả đã giúp nhà văn khắc họa thành công vẻ đẹp của PĐ một cô gái hồn nhiên, nữ tính nhưng cũng rất kiên cường, dũng cảm.

       Tóm lại, đoạn văn đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật PĐ. Một cô gái vừa trẻ trung nữ tính vừa can trường, dũng cảm. Vẻ đẹp của PĐ nói riêng và ba cô gái thanh niên xung phong nói chung tiêu biểu cho thể hệ trẻ VN trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 

Đề 3:

Hãy phân tích tinh thần can trường dũng cảm của những cô thanh niên xung phong được thể hiện trong đoạn trích sau.

       Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đôi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiêu rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

      Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”

     Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.

     Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên,tôi không và viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điêu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung…hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.

                                                        ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
 

                                       Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 114)
  Mở bài

     Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 Khái quát:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích:

Lê Minh Khuê là cây bút chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là nhân vật phụ nữ.

     Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đang diễn ra gay go, ác liệt.

Đoạn trích là phần đầu của truyện ngắn .

* Luận điểm 1: Những cô thanh niên xung phong sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt của chiến tranh.

- Làm việc trên một cao điểm tại một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn “đường bị đánh lỡ loét,màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”, “hai bên đường không có láxanh”, “những thân cây bị tước khô cháy”, “ đất bốc khói”; “không khí bàng hoàng”,.... “máy bay ầm ì xa dần...”

-> Không gian mặt đường ác liệt, nguy hiểm

- Sống trong hang dưới chân cao điểm: hang đá “mát lạnh” ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô nữ thanh niên xung phong giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn.
-> Không gian trong hang bình yên, tươi trẻ.

- Công việc cụ thể: “Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc của họ hết sức vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào, phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày.

* Luận điểm 2: Tuy sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt của chiến tranh  nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống; sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, hi sinh vì lí tưởng cao đẹp.

- Họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống chiến đấu đầy cam go, thử thách.

- Họ là người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản, đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo.

- Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Vẻ đẹp của ba nhân vật nữ là tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Qua hình ảnh của họ chúng ta hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc, hiểu hơn về thế hệ cha anh trong cuộc chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Đánh giá

    Tinh thần dũng cảm can trường của những cô thanh niên xung phong được kể lại bằng chính người trong cuộc: nhân vật xưng “tôi” là Phương Định.Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. Có lời trần thuật, đối thoại tự nhiên. Hình ảnh chân thật, giản dị như những gì đang diễn ra trước mắt, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc….

Kết bài
     Đoạn trích đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 

Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn văn sau: 

Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.(...)Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.Hồi còi thứ hai của chị Thảo. Tôi nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…  Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

                                                           (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

 

      Mở bài

      Đoạn văn trên giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm với vẻ đẹp tâm hồn và sự dũng cảm, gan dạ đầy ngưỡng mộ. 

     Thân bài

     Khái quát:: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích:

      Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ  của dân tộc. Ngòi bút của bà trong chiến tranh thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.

      Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Tác phẩm của bà được sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt.

      Đoạn văn trích phần đầu của truyện ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: một cô gái có nhiều cá tính, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên nhưng can đảm, anh dũng, giàu tình yêu nước.

* Luận điểm 1: Phương Định là một cô gái hồn nhiên, thơ mộng , trẻ trung, đáng yêu tràn đầy sức sống:

+ Ấn tượng đầu tiên là cô gái có bề ngoài trẻ trung, xinh xắn, đầy sức sống. Cô có “ hai bím tócdày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh..”, “ ánh mắt nhìn xa xăm”, cô hay thích ngắm mình trong gương và làm điệu có vẻ kiêu kì…

+ Cô mang theo vào chiến trường vẻ hồn nhiên vô tư lự của cô gái Hà Nội  mơ mộng với những bài hát “ thuộc bất cứ một nhạc điệu nào rồi bịa ra lời mà hát”…. Tiếng hát ấy để động viên đồng đội và động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát sự khao khát của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao ngày nhớ nhung, yêu thương.

* Luận điểm 2: Phương Định - cô gái thanh niên xung phong  gan dạ, dũng cảm.

- Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khó khăn, sống trên một cao điểm, nơi có trọng điểm ở tuyến Trường Sơn ác liệt, giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom và đếm bom nếu bom chưa nổ thì phábom”, Công việc  vô cùng vất vả, hiểm nguy, cô phải đối diện với tử thần với cái chết bất cứ lúc nào.

- Trận phá bom trên đỉnh cao Trường Sơn thể hiện rõ tinh thần, thái độ dũng cảm vượt mọi hiểm nguy của Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường ấy.

- Phương Định gan dạ dũng cảm, không hề sợ hãi, không đi khom… vừa thể hiện thái độ tự  trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô vượt mọi khó khăn, hiểm nguy.

- Phương Định có những thao tác rất chuẩn xác “ dùng xẻng nhỏ đào đất”, “cẩn thận bỏ gói thuốc mìn châm ngòi”, “khỏa đất”….Sự thuần thục, nhanh nhẹn do được tôi luyện theo thời gian đã trở thành tiềm thức của nhân vật.

- Phương Định là người có cảm xúc nhạy bén, cảm nhận rõ rệt về trái bom khi nóng lên , suy nghĩ cảm thấy mình làm còn chậm . Sự thúc giục bản thân cần nhanh chóng hoàn thành công việc , tinh thần tự giác và tinh thần trách nhiệm cao trong trái tim người trẻ tuổi yêu nước.

- Tâm trạng nhân vật Phương Định được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, suy nghĩ, lo lắng, hoảng sợ nhưng vẫn gan dạ, dũng cảm, hoàn thành trách nhiệm… Có nghĩ đến cái chết nhưng là cảm giác bình thường, cái chết không rõ ràng, mà vô cùng mơ hồ,.. Tinh thần trách nhiệm cao hơn tất cả, cao hơn cả mạng sống bản thân, Họ sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ.

- Câu nói “ quen rồi”, “ phá bom 5 lần”, sự bản lĩnh được tôi luyện. Đối mặt với tử thần là khó khăn nhưng các cô đã làm điều đó trong một thời gian dài để “ quen rồi”..

- Câu văn miêu tả trận phá bom ngắn, dồn dập, khẩn trương,  tất cả làm nổi bật vẻ đẹp cô thanh niên xung phong với lý tưởng sống cao đẹp, dũng cảm, gan dạ với đời sống tinh thần phong phú, hồn nhiên, lạc quan, lãng mạn, thơ mộng,…

- Phương Định và những đồng đội của mình là những người đã  không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn tất cả những gì cho Tổ quốc:

     “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

        Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Kết bài

     Đoạn văn đã làm nổi bật vẻ hồn nhiên, ngây thơ lãng mạn và vẻ đẹp dũng cảm, gan dạ vì lí tưởng yêu nước cao đẹp của nhân vật Phương Định.

     Phương Định nói riêng, ba cô gái thanh niên xung phong nói chung tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước