Tìm hiểu về nghề thợ may ( Chi tiết)
Khối lớp: Mẫu giáo Môn học: Mẫu giáo 5-6 tuổi

Tìm hiểu về nghề thợ may

Giáo viên:
Khối lớp: Mẫu giáo - Môn học: Mẫu giáo 5-6 tuổi
- Trình tự học: Tự do

* Ổn định tổ chức – gây hứng thú

Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về đồ dùng của các nghề.

- Trò chuyện về công việc của người thân trong gia đình.

=>Giáo dục trẻ yêu quý các nghề vì nghề nào cũng cao quý và làm ra sản phẩm giúp ích cho mọi người.

* Hoạt động 1: Bé biết gì về nghề may

- Cô mời vài trẻ lên miêu tả lại công việc của người thợ may mà trẻ biết.

=> Để biết được có phải người thợ may đã làm những công việc mà các con vừa kể hay không cô mời các con cùng cô khám phá nhé.

* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về nghề may

- Đoạn phim nói về ai?

- Công việc của cô thợ may gồm những gì?

- Cô mời 1 bạn cho cô thêm ý kiến khác

- Như vậy để hoàn chỉnh 1 sản phẩm thì người thợ may qua mấy công đoạn. Cô mời vài bạn lên nói lại cho cả lớp nghe nha.

=>Cô tóm ý và cho trẻ biết các công việc của người thợ may: Đo – vẽ - Cắt - May -  Bấm khuy, đính nút -  ủi.

- Trong đoạn video vừa rồi thì cô, chú thợ may đã sữ dụng những công cụ gì?

- Cô cho 3 trẻ đứng lên kể lại. Cho trẻ nói tên, công dụng của đồ dùng đó.

- Cho trẻ xem một số đồ dùng của nghề may bằng hình ảnh kết hợp hỏi trẻ về công dụng của một số đồ dùng:

+ Thước

+ Kéo

+ Phấn

+ Bàn máy

+ Chỉ may

+ Bàn ủi

- Trong những dụng cụ của cô thợ may mà chúng ta vừa tìm hiểu thì những dụng cụ nào nguy hiểm? Vì sao?

=>Cô tóm ý và giáo dục cháu không nên chơi với những đồ dùng nguy hiểm như kéo, bàn ủi, máy may...

- Cô mời các con đi xem triển lãm tranh các sản phẩm của nghề may với cô nha.

- Trẻ xem tranh và chỉ lên tranh những sản phẩm mà trẻ biết.

- Ngoài may quần, áo, váy người thợ may còn may được những gì?

=> Cô mở rộng sản phẩm của người thợ may cho trẻ.

- Nơi làm việc của người thợ may là ở đâu?

=>Cho trẻ biết nơi làm việc của người thợ may tại gia đình, tiệm may, nhà máy, xí nghiệp

- Để chúng mình có những bộ quần áo đẹp thì các bác thợ may phải làm mất nhiều thời gian

+ Các con có yêu quý các cô, các chú thợ may không?

+ Yêu quý các cô, chú thợ may con sẽ làm gì?

=>Thợ may là 1 nghề trong cuộc sống, phục vụ cho nhu cầu của con người vì vậy các con phải biết yêu quý và kính trọng những cô, chú làm nghề may, biết giữ quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Sinh thời Bác Hồ ngoài ăn mặc giản dị thì Bác còn luôn giữ gìn quần áo để mặc được lâu đó các con. Các con nhớ phải thực hành tiết kiệm như Bác nha.

* Hoạt động 3: Cùng nhau thi tài

+ Trò chơi 1: Ai nhanh ai giỏi

- Cách chơi: Cho trẻ tự lấy đồ dùng và về chỗ ngồi xếp lô tô về quy trình công việc của nghề may, gắn đồ dùng thích hợp với công đoạn đó vào ô số thích hợp.

- Cô theo dõi và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

- Trẻ dán tranh lên bảng, mỗi tổ sẽ cử 1 bạn lên trình bày lại quy trình may của cô thợ may.

- Cô nhận xét kết quả và khen ngợi trẻ.

+ Trò chơi 2: Ai nhanh nhất:

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội (trai – gái) 2 đội sẽ lần lượt tìm và dán sản phẩm của cô thợ may. Trong vòng 1 bài hát đội nào tìm đúng và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.

- Luật chơi: Để đến bảng thì các thành viên phải bật qua vật cản đến bảng để chọn. Khi bạn về đến chạm tay mình thì mình mới được xuất phát.

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Nhận xét kết quả của các nhóm chơi

+ Trò chơi 3: May túi tặng mẹ

- Trò chuyện về công việc của mẹ, của bà.

- Cô cho mỗi bé 1 miếng vải nỉ đã được cô bấm lỗ sẵn. nhiệm vụ của các bé là dùng dây ruy băng xỏ lần lượt qua các lỗ để tạo thành túi xách tặng cho mẹ, cho bà đi chợ.

- Cô mở nhạc cho trẻ nghe trong lúc thực hiện.

- Cô nhận xét những sản phẩm của các bé.

- Nhận xét tiết học.