kiểm tra giữa kì hk 2 gdcd 7 ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 7 Môn học: Giáo dục công dân

kiểm tra giữa kì hk 2 gdcd 7

Giáo viên:
Khối lớp: Khối 7 - Môn học: Giáo dục công dân
Chủ đề: 6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Trình tự học: Tự do

UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI                     

 

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II 2023-2024

Môn Giáo dục công dân 7

 

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

Giáo dục KNS

1/ Ứng phó với tâm lí căng thẳng

 

 

2 Câu

 

 

 

 

 

 

 

2 Câu

 

0.5

2/ Phòng, chống bạo lực học đường.

6 Câu

 

 

 

 

1/2 Câu

 

1/2 Câu

6 Câu

1 Câu

5.5

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền.

4 Câu

 

 

1 Câu

 

 

 

 

4 Câu

1 Câu

4.0

Tổng

8

 

 

1

 

1

 

1

12

2

10

Tỉ lệ%

30

30

30

10

30

70

Tỉ lệ chung

60

40

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA II

MÔN: GDCD 7

 

 

TT

 

Mạch nội dung

 

Nội dung

 

Mức độ cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1/ Ứng phó với tâm lí căng thẳng

 

 

Nhận biết:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

 

2 TN

 

 

 

 

 

2/ Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết :

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

Trình bàyđược một sốnguyêntắc quản lí tiền có hiệu quả.

Vận dụng:

 

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

 

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường

Vận dụng cao

Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

 

 

6 TN

 

1/2 TL

1/2 TL

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền.

Nhận biết: 

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

Thông hiểu:

Trình bàyđược một sốnguyêntắc quản lí tiền có hiệu quả.

 

 

4 TN

 

 

1 TL

 

 

Tổng

 

12 TN

1TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ %

 

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC    

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI                     

Họ, tên học sinh :……………………...                         

Lớp :………….                                             

                                                                                                                                                           MĐ 1

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA  KÌ II

Năm học 2023-2024

Môn: GDCD - Lớp 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm toàn bài

 

 

Điểm tự luận

Điểm trắc nghiệm

 

Lời phê

 

 

 

 

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Đâu là biểu hiện của căng thẳng?

A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.

D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

Câu 2. Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên, giúp đỡ bạn vượt qua được khó khăn.

B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.

C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.

D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 3. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đổi xử giữa các con.

Câu 4. Theo em, biểu hiện nào khiến chúng ta dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.

B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.

C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.

D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.

B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.

C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.

D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

C. Gây không khí căng thẳng và xã hội thiếu an toàn.

D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 7. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình

B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.

C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy

Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.

C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.

D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 9. Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.

C. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền.

D. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

Câu 10. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.
C. cân đối và tằn tiện.
D. thoải mái nhất.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Rèn luyện tiết kiệm.

C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 12: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey) khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.

B. Hãy tiết kiệm tiền.

C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.

D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.

--- Hết ---

 

 

 

II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm)   -  Thời gian làm bài  30 phút

Câu 1. ( 3.0 điểm): Em hãy cho biết vì sao phải quản lí tiền? Nguyên tắc cần thiết để quản lí tiền hiệu quả?

Câu 2. (4.0 điểm). Sơn và Phong cùng lớp, chơi thân với nhau. Biết Phong bị Bình bắt nặt nhiều lần, Sơn vô cùng tức giận. Sơn  bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn trong lớp chặn đường dạy cho Bình một bài học.

a/ Nếu em là Phong biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Bình  và Sơn?

b/ Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần làm gì?

 

--- Hết ---

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra, giữa kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 7

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

A

A

B

C

A

D

D

C

C

A

D

D

         

 

II - PHẦN TỰ LUẬN : 7.0 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Vì:

 - Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí

- Rèn luyện tiết kiệm

- Dự phòng trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

*  Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

- Chi tiêu hợp lí.

- Tiết kiệm thường xuyên.

- Tăng nguồn thu.

 

1.5

 

 

 

1.5

2

a) Nếu em là Phong

-  Nếu biết sự việc đó, Phong sẽ nói với Bình và Sơn rằng hành vi của hai bạn là sai.

- Nếu Sơn cũng làm lại hành động tương tự với Bình thì các bạn cũng chính là những người gây ra bạo lực học đường.

- Sơn và Phong nên báo cho cô giáo về hành động bắt nạt Sơn của Bình để cô giáo có biện pháp xử lí phù hợp.

b/ Để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần làm

- Kết bạn với những bạn tốt;

- Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;

- Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường;

- Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường…

  3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 1.0

 

    UBND HUYỆN  MỎ CÀY BẮC    

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ HAI                     

Họ, tên học sinh :……………………...                         

Lớp :………….                                             

                                                                                                                                                           MĐ 2

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA  KÌ II

Năm học 2023-2024

Môn: GDCD - Lớp 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm toàn bài

 

 

Điểm tự luận

Điểm trắc nghiệm

 

Lời phê

 

 

 

 

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm- mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

 

 Câu 1. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên

A. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.

B. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.

C. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

D. xa lánh bạn bè, người thân.

Câu 2: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?

A. Không nghĩ gì hết, mặc kệ.

B. Đọc lại thật nhiều lần bài học.

C. Chơi game cho thư dãn đầu óc.

D. Tự nhủ coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm.

Câu 3. Việc làm nào sau đây không đúng với quy định về biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường?

A. Phát hiện kip thời người học có nguy cơ gây bạo lực học đường.

B. Phát hiện kịp thời người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

C. Thực hiện tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực nhằm ngăn chặn.

D. Không thực hiện tham vấn cho người học gây ra bạo lực học đường.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.

B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.

C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.

D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 5. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đổi xử giữa các con.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Lớp trưởng nhắc nhở bạn B vì nói chuyện riêng trong giờ học.

B. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.

C. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.

D. Bạn P tát bạn T vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.

Câu 7.Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.

B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.

C. mong muốn thể hiện bản thân.

D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 8. Khi xảy ra bạo lực học đường, chúng ta nên

A. nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm.

B. đánh lại các bạn để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.

C. âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với người khác.

D. tỏ thái độ thách thức với đối tượng gây bạo lực.

Câu 9. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là

A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.

B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.

C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu hợp lí.

B. Tiết kiệm thường xuyên.

C. Tăng nguồn thu nhập.

D. Mua nhiều đồ xa xỉ.

Câu 11. Quản lý tiền hiệu quả là

A. biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

B. dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.

C. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.

D. tiêu hết số tiền mà mình đang có.

Câu 12. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.

B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.

C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.

D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

 

II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 7.0 điểm)   -  Thời gian làm bài  30 phút

Câu 1. ( 3.0 điểm): Em hãy cho biết vì sao phải quản lí tiền? Nguyên tắc cần thiết để quản lí tiền hiệu quả?

Câu 2. (4.0 điểm)

          Trong giờ học của lớp 7A, Hoa vô tình làm đổ mực vào vở của Bình. Hoa vội vàng xin lỗi Bình và lau dọn mực trên bàn. Kết thúc buổi học, Bình cùng một số bạn lớp khác đã chặn đường chửi và đánh Hoa.

a. Em hãy chỉ ra hành vi đúng và chưa đúng của các bạn trong tình huống trên?

b. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống trên?

--- Hết ---

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra, giữa kì II. Năm học 2023 -2024  - Môn: GDCD, lớp 7

 

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3.0 điểm (Mỗi câu 0.25 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

A

D

D

A

B

A

D

A

D

D

A

A

 

II - PHẦN TỰ LUẬN : 7.0 điểm

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Vì:

 - Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí

- Rèn luyện tiết kiệm

- Dự phòng trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

*  Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

- Chi tiêu hợp lí.

- Tiết kiệm thường xuyên.

- Tăng nguồn thu.

 

1.5

 

 

1.5

2

a. Nhận xét hành vi của bạn Hoa và bạn Bình:

- Hành vi đúng là hành vi của bạn Hoa vì Hoa đã kịp thời xin lỗi khi vô tình làm đổ mực vào vở của Bình.

- Hành vi chưa đúng là hành vi của bạn Bình vì đã có hành vi xâm hại đến thân thể, sức khỏe của Hoa. Đó chính là hành vi bạo lực học đường.

b. Nếu chứng kiến tình huống trên em sẽ giải quyết như sau:

 - Nếu em chứng kiến cảnh Bình đánh Hoa, em sẽ cùng với các bạn ngăn cản hành vi đó, khuyên can bạn Bình. Đồng thời, em sẽ báo cho thầy, cô và người lớn giúp đỡ, xử lí.

 

3.0

 

 

 

 

 

 

1.0